TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1280

tiếp, cái Tôi đơn giản là đối tượng tuyệt đối, tuy nhiên, đối tượng này - cho-ta hay
là tự-mình - là sự trung giới tuyệt đối và có sự độc lập tự tồn (die bestehende
Selbststndigkeit) làm yếu tố bản chất. Sự phân rã [giải thể] của cái nhất thể đơn
giản này là kết quả của kinh ngiệm đầu tiên; qua đó, một Tự-ý thức thuần túy
được thiết định và [bên cạnh đó] là một ý thức không tồn tại - cho mình một cách
thuần túy mà tồn tại cho một cái khác, tức, như là một ý thức tồn tại đơn thuần
trực tiếp [trần trụi] (seiend) hay là ý thức trong hình thái của vật tính. Cả hai yếu
tố đều có tính bản chất; [nhưng] vì thoạt đầu chúng không ngang bằng [không
đồng nhất] và đối lập nhau, và sự phản tư của chúng vào trong sự thống nhất chưa
hình thành; nên chúng hiện hữu như hai hình thái đối lập nhau của ý thức. Một
hình thái là ý thức độc lập tự chủ và bản chất của nó là tồn tại-cho mình; còn hình
thái kia là không độc lập-tự chủ và bản chất của nó là sự sống [mạng sống] hay là
tồn tại cho-một cái khác. Cái trước là CHỦ (der HERR); cái sau là NÔ (der
KNECHT).

Friedrich HEGEL, Hiện tượng học tinh thần, Tự ý thức.

Chủ và Nô (Maitre et Esclave)]

CHỦ là ý thức tồn tại cho-mình, nhưng không còn đơn thuần là Khái niệm [phổ
biến] về một ý thức tồn tại-cho-mình mà chính là ý thức tồn tại-cho mình được
trung giới với chính mình thông qua một ý thức khác, tức thông qua một ý thức
mà bản chất của ý thức này là gắn chặt với sự tồn tại độc lập-tự chủ, hay với vật-
tính nói chung. CHỦ quan hệ với cả hai yếu tố này: với một sự vật, xét như sự
vật, là đối tượng của sự ham muốn; và với một ý thức mà bản chất là vật tính. Và
trong khi CHỦ a/ với tư cách là Khái niệm về Tự- ý thức có mối quan hệ trực tiếp
của sự tồn tại-cho-mình, nhưng đồng thời b/ với tư cách là sự trung giới, hay là
một sự tồn tại cho-mình chỉ "tồn tại cho-mình" thông qua một cái khác, do đó,
CHỦ vừa a/ quan hệ trực tiếp với cả hai yếu tố, vừa b/ quan hệ một cách gián tiếp
[qua trug giới] với mỗi cái thông qua cái khác. CHỦ quan hệ với NÔ một cách
gián tiếp thông qua trung giới của cái tồn tại ["sự vật"] độc lập vì chính cái tồn tại
này giữ chặt NÔ trong sự nô lệ; đó là xiềng xích của nó mà nó đã không thể trút
bỏ được trong cuộc đấu tranh và vì thế tự chứng tỏ mình là không độc lập-tự chủ
[bởi] nó có sự độc lập-tự chủ của mình trong [hình tháicủa] vật tính. Trong khi đó
ngược lại, CHỦ là quyền lực trên cái tồn tại ["sự vật"] này, vì nó đã chứng tỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.