TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1287

trường của sự tồn tại (seiende Substanz) - hẳn đã thoát ly khỏi tính cá nhân cá
biệt và đã phân chia số lượng đông đảo những cá nhân vào trong những bộ phận
cấu thành khác nhau của nó.

Thế nhưng, qua tiến trình ấy, hoạt động và tồn tại của nhân cách [cá nhân] ắt
không khỏi thấy mình bị bó hẹp vào trong khuôn khổ một chi nhánh của cái toàn
bộ, bị giới hạn vào một loại hoạt động và tồn tại nào đó, bị thiết định vào trong
môi trường (Element) của sự tồn tại và tiếp nhận ý nghĩa của một nhân cách nhất
định; nghĩa là, trong sự thật, nhân cách [cá nhân] đã ngưng không còn là Tự-ý
thức phổ biến nữa. Nơi đây, Tự-ý thức ấy không thể thông qua sự hình dung [ảo
tưởng] rằng việc tuân phục những luật lệ do chính mình đề ra sẽ được chúng cho
phép mình trở thành một bộ phận của cái toàn bộ, cũng như không thể thông qua
việc mình được đại diện trong việc lập pháp và hoạt đọng phổ biến để tự đánh lừa
mình trước hiện thực [hiển nhiên] rằng chính bản thân mình lập ra pháp luật và
chính bản thân mình hoàn tất thành quả phổ biến chứ không phải một thành quả
cá biệt, bởi lẽ: nơi đâu cái Tự ngã chỉ đơn thuần được "thể hiện" và được "hình
dung" (reprsentiert und vorgestellt) [như ý tưởng chủ quan, ảo tưởng], Tự ngã ấy
không có tính hiện thực; còn nơi đâu nó được "đại diện" (vertreten) [ủy nhiệm
toàn quyền cho cái "toàn bộ", Tự ngã ấy không [còn]tồn tại [trong thực tế].

Cũng như Tự-ý thức cá biệt, với tư cách bản thể đang hiện hữu, không tìm thấy
chính mình trong sự nghiệp phổ biến của sự tự do tuyệt đối, nó cũng không hề
tìm thấy chính mình trong bản thân những việc đã làm (Taten) và những hành
động "cá nhân" [riêng] của ý chí của sự tự do ấy. Bởi lẽ, cái phổ biến, khi muốn
đi tới một việc làm (Tat), phải tự thâu dồn mình lại (sich zusammennehmen) [tự
tập trung] trong cái Một [chỉnh thể đơn độc] của tính cá nhân và đặt một Tự-ý
thức cá biệt lên đứng đầu, vì ý chí phổ biến chỉ là ý chí hiện thực là khi nó [tập
trung] trong một Tự ngã với tư cách là cái Một đơn độc. Thế nhưng, qua việc làm
ấy, tất cả mọi cá nhân riêng lẻ khác đều bị loại trừ ra khỏi cái toàn bộ của việc
làm này và chỉ có được một phần tham dự hạn chế vào việc làm ấy mà thôi, khiến
cho việc làm hoá ra không phải là việc làm của Tự-ý thức phổ biến hiện thực. Do
đó, sự tự do phổ biến không thể tạo ra một thành tựu lẫn một việc làm tích cực
[khẳng định] nào cả; chỉ còn có nơi nó việc làm phủ định mà thôi; sự tự do phổ
biến chỉ đơn thuần là sự điên rồ hủy diệt (die Furie des Verschwindens).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.