TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1290

thức] này thì Khoa học thiếu đi tính "dễ hiểu" rộng rãi (allgemeine
Verstndlichkeit), và, do đó, có vẻ như là một vật sở hữu "bí truyền" (esoterisch)
dành cho một số ít cá nhân: - sở dĩ là, "vật sở hữu bí truyền", bởi Khoa học chỉ
mới hiện diện trong Khái niệm [sơ khởi, trừu tượng] hay chỉ mới hiện diện trong
cái Bên trong của nó thôi; - còn sở dĩ là "dành cho một số ít cá nhân" là vì sự xuất
hiện chưa được triển khai của nó mới chỉ cá biệt hoá sự hiện hữu của nó mà thôi
[mới biến sự hiện hữu của nó thành cái gì cá biệt, chưa phổ biến]. Phải chờ tới
khi một điều gì đó hoàn toàn được xác định [về hình thức] thì nó mới đồng thời là
"công truyền" (exoterisch), là có thể hiểu được, có thể tiếp thu được và trở thành
vật sở hữu cho tất cả [mọi người]. Hình thức "dễ hiểu" (verstndige Form) của
Khoa học là con đường của Khoa học mở ra cho tất cả mọi người và cũng là con
đường đã được làm cho bằng phẳng để Mọi người đều đến được với Khoa học.
Thông qua giác tính (Verstand) để đi đến cái biết-lý tính [Tri thức thuần lý của lý
tính](vernnftiges Wissen) là đòi hỏi chính đáng của ý thức đang đi đến với Khoa
học. Bởi "giác tính" (Verstand) là tư duy, là [hoạt động của] cái Tôi thuần túy nói
chung; và cái "giác tính" (Verstndige)[ cái có thể suy tưởng được, có thể hiểu
được bằng giác tính] là cái đã-biết ["cái đã-quen thuộc"](das schon Bekannte) và
là cái chung của Khoa học lẫn của ý thức tiên-khoa học, tạo ra khả năng cho phép
ý thức tiền-khoa học có thể trực tiếp bước vào [lãnh vực của] Khoa học (2).

Friedrich HEGEL, Hiện tượng học tinh thần,Lời tựa.

1. Chủ đề cốt yếu nơi Hegel; tự thân tinh thần là phủ định tính "Tôi là tinh thần
luôn phủ nhận", Faust của Goethe đã nói như thế.

2. Hegel thường đối lập "giác tính" (Verstand) và lý tính (Vernunft) như là giữa tư
duy biện biệt cứng nhắc và tư duy tư biện-biện chứng. Nhưng, ở đây, ông lại đánh
giá cao chức năng biện biệt của giác tính, tức đáng giá cao sự phản tư và tính quy
định để chống lại một thứ "lý tính" đơn thuần có tính trực quan (của phái lãng
mạn và Schelling) chỉ dẫn đến một cái biết "bí truyền" ("bí truyền"/ "esoterisch",
gốc Hy Lạp, nghĩa đen: hướng về bên trong, nghĩa bóng: chỉ dành cho các môn
đồ, trái với "công truyền" (exoterisch) là công khai, mọi người đều hiểu được. Vì
thế, triết học Aristote được chia ra thành phần "bí truyền" và phần "công truyền").
Trong "Khoa học lôgích" (W.III, tr.6), Hegel sẽ gọi đó là "lý tính-giác
tính"/"Verstndige Vernunft" [lý tính có bao hàm chức năng biện biệt của giác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.