TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1293

việc với cái bản chất hay cái "tự mình" là đủ, còn để tiết giảm hình thức; rằng:
Nguyên tắc tuyệt đối nền tảng hay trực quan tuyệt đối làm cho việc hiện thực hoá
cái trước [bản chất] và việc phát triển cái sau [hình thức] trở thành không cần
thiết. Chính bởi vì hình thức cũng thiết yếu đối với cái bản chất như cái bản chất
là thiết yếu đối với bản thân nó, nên bản chất [tuyệt đối] không được phép nắm
lấy (fassen) và diễn đạt chỉ đơn thuần như là "bản chất", tức như là Bản thể-trực
tiếp, hay như là Tự_trực quan thuần túy của cái Thần linh mà phải cả như là hình
thức cùng với toàn bộ sự phong phú của hình thức đã phát triển. Chỉ có như thế,
Bản chất mới được nắm bắt và diễn đạt như là cái Hiện thực (Wirkliches).

CÁI ĐÚNG THẬT [CHÂN LÝ]* LÀ CÁI TOÀN BỘ (DAS WAHRE IST DAS
GANZE). Song, cái toàn bộ chỉ có thể là cái bản chất tự-hoàn chỉnh thông qua sự
phát triển của chính mình (3). Phải nói về cái Tuyệt đối rằng: nó cốt yếu
(wesentlich) là kết quả; và chỉ ở chỗ kết thúc, nó mới là nó trong tính chân lý
đúng thật; và cũng chỉ ở đó mới thể hiện bản tính tự nhiên (Natur) của nó là cái
Hiện thực, là Chủ thể, hay là sự tự-trở thành chính mình (Sichselbstwerden). Tuy
thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn khi bảo rằng cái Tuyệt đối phải được hiểu cốt yếu như
là kết quả, song chỉ cần một suy nghĩ nhỏ là đủ để làm sáng tỏ vẻ mâu thuẫn này.
Cái khởi điểm, cái Nguyên tắc - hay cái Tuyệt đối mới được phát biểu lúc đầu,
một cách trực tiếp - chỉ đơn thuần là cái phổ biến. Khi tôi nói: "mọi con vật" thì
từ này chưa thể thay thế cho môn động vật học được; cũng thế, ta thấy ngay rằng
những từ như: "tuyệt đối", "thần linh", "vĩnh cữu" v.v. không diễn đạt được những
gì chứa đựng trong chúng; và, trong thực tế, cũng chỉ những từ ngữ [suông] như
thế đã diễn đạt trực quan như là cái trực tiếp. Cái hơn hẳn một từ suông như thế,
tức chỉ cần chuyển hoá thành một mệnh đề thì ắt nó sẽ bao hàm một tiến trình trở
thành-cái khác, rồi từ cái khác ấy, phải được thu hồi trở lại, đó chính là một sự
TRUNG GIỚI (VERMITTLUNG). Song, chính tiến trình trung giới này lại bị
chối bỏ một cách sợ hãi, làm như thể Tri thức tuyệt đối sẽ mất đi nếu càng được
"trung giới" nhiều, chứ không phải do sự khẳng định suông cho thấy nó chẳng có
gì là tuyệt đối cả và cũng chẳng hề hiện hữu ở trong cái Tuyệt đối.

Friedrich HEGEL, Hiện tượng học tinh thần, Lời tựa.

1. Đối với Hegel, Schelling vẫn còn quan niệm cái Tuyệt đối như là Bản thể kiểu
Spinoza, tức chưa thực sự hiểu cái Tuyệt đối hay cái Đúng thật như là Chủ thể,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.