TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1294

nghĩa là như sự tự-phát triển, như sự phản tư vào trong chính mình. Do đó, câu
trên đây không chỉ là luận điểm trung tâm của quyển Hiện tượng học mà của toàn
bộ triết học Hegel. Vói Hegel, ba luận điểm cơ bản sau đây là đồng nhất với
nhau: - a) cái Tuyệt đối là Chủ thể; -b) sự đối lập là tuyệt đối, hay, là sự mâu
thuẫn ở nơi chính chủ thể (" contradictio in subjecto") [khác với "sự mâu thuẫn
trong thuộc từ"/ "contradictio in objecto" là mâu thuẫn hình thức, phi lý, vd: hình
vuông có dạng tròn; cái bàn gỗ bằng sắt v.v…]; và, -c) hiện thực là sự trở thành
(Werden). Ba luận điểm cơ bản này dẫn đến luận điểm thứ tư: triết học phải được
trình bày như hệ thống Khoa học, hay, như tính toàn thể (Totalitt). Nói gọn lại,
nơi Spinoza, cái Tuyệt đối là Bản thể, còn nơi Fichte, cái Tuyệt đối là Chủ thể
(cái Tôi). Bác lại cả hai, Hegel suy tưởng về cái Tuyệt đối "không [chỉ] như là
bản thể mà cả như là chủ thể", tức hợp nhất "tính bản thể" và "tính chủ thể" lại
với nhau như các quy định bình đẳng. Đây là cương lĩnh để xây dựng toàn bộ hệ
thống.

2. Luận điểm cơ bản của Hegel: cái Tuyệt đối không phải là cái tồn tại được
mang lại một lần là xong mà là tiến trình biện chứng, một sự hiện thức hoá chính
mình. Nó trở thành cái khác với chính mình, nhưng vẫn là chính mình trong cái
khác này vì nó là sự trung giới giữa tình trạng trực tiếp của nó với những sự tự-
biến thái của chính mình. Nó trở thành chính mình. Hegel muốn hoà giải ý tưởng
về tính toàn thể hài hoà (Schelling) với ý tưởng về sự phản tư (Fichte): "tính toàn
thể, trong sức sống cao nhất của nó, chỉ có thể có được thông qua một sự tái tạo
phát xuất từ sự phân hoá hay phân ly sâu xa nhất" (W.I.tr.15).

"Bản thể sống động" (lebendige Substanz) ở đây không phải theo nghĩa "hữu cơ"
hay "sinh vật" mà là đối lập lại với "tính bản thể bất động", với "tính đơn giản trì
trệ"(cuối §17). Nói cách khác, cái làn cho "bản thể" trở thành "chủ thể" là tiến
trình vận động để tìm thấy chính mình trong cái khác như là trong chính mình.
"Vòng tròn" (tuần hoàn) khôi phục lại nhất thể ấy chính là "cái Đúng thật" cái
"Tuyệt đối".

3. "Cái đúng thật là cái Toàn bộ"(das Wahre ist das Ganze): câu văn nổi tiếng, trở
thành tiêu ngữ cho toàn bộ triết học Hegel (được tán thưởng, ca ngợi cũng như bị
chế giễu, phản đối, chẳng hạn như câu nói"ngược" cũng nổi tiếng không kém của
Th.W.Adorno: "Cái Toàn bộ là cái không đúng thật"/ "Das Ganze ist das

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.