Unwahre"!). Ở đây, khác với Fichte và Schelling, Hegel cho rằng cái Đúng thật
không thể được nắm bắt và phát biểu từ một "nguyên tắc nền tảng" mà phải thông
qua sự triển khai tính toàn bộ của nhận thức. Cho nên, cái tuyệt đối là cái "kết
quả", trong chừng mực kết quả ấy chứa đựng trong nó sự phát triển hoàn tất của
cái Toàn bộ. (Tư duy có tính "tuần hoàn" tiêu biểu của Hegel luôn ngụ ý rằng:
tiến lên bao giờ cũng là trở về với nền tảng; cái kết quả, trong thực tế, là cái khởi
đầu mà toàn bộ sự phát triển mới là những gì làm cơ sở cho nó. do đó, không thể
tách rời và cô lập cái kết quả để xem xét, nếu không, nó cũng trừu tượng như là
cái khởi đầu trừu tượng, như ông đã nhấn mạnh ở §3 rằng cái "kết quả" không
phải là cái "toàn bộ hiện thực" "mà phải cùng với sự trở thành của nó").