TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1296

Tinh thần khách quan pháp quyền và lịch
sử thế giới

NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN

(Principes de la Philosophie du Droit)

Là tác phẩm được trình bày như “Khoa học về Nhà nước”, Những Nguyên lý của
Triết học pháp quyền là sự phát triển của phần bàn về Tinh thần khách quan trong
Bách khoa thư các khoa học triết học. Tiếp theo là phần Tâm lý học kết thúc về
Tinh thần chủ quan, những Nguyên lý mượn điểm khởi hành từ đó: khái niệm về
ý chí tự do. Pháp quyền và thời đoạn tối hậu của nó, Nhà nước, là sự thực hiện tự
do, là tồn tại cụ thể, hiệu quả của nó, trong lịch sử. Pháp quyền là tự do như là Ý
niệm. Giống như mọi khoa học triết học, những Nguyên lý tạo thành một vòng
tròn mà đến phần cuối người ta sẽ gặp lại sự khởi đầu, nhưng được phong phú
thêm bởi toàn bộ những trung gian tạo thành sự phát triển của nguyên lý của ý chí
tự do.

Ba thời đoạn chính trong tiến trình biện chứng của Ý niệm là: Pháp quyền trừu
tượng (pháp quyền về tư hữu, về kết ước, về hình sự) đó là tồn tại tự thân, không
phản tư (phi trung gian) bị bao vây trong những sự vật tạo thành sở hữu của nó;
tính đạo đức chủ quan đó là tồn tại tự quy của ý chí phản tư nơi chính mình, chủ
thể đạo đức; tính đạo đức khách quan, đó là tồn tại tự thân và tự quy của ý chí tự
do mà Nhà nước là sự hoàn thành.

Không nên lẫn lộn sự phát triển trong khái niệm này với một trật tự theo thời
gian. Vấn đề đối với Hegel là kiến tạo một cách biện chứng khái niệm Nhà nước,
không phải như một lý tưởng giản đơn (không ai tỏ ra nghiêm khắc hơn Hegel
đối với những lý tưởng chính trị), nhưng như Ý niệm về tự do.

Ý chí, từ yếu tính, là tự do (La volonté est libre par essence)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.