TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1300

1. Đó là ba thời đoạn (moments) của Tinh thần tuyệt đối.

2. Tồn tại bản thể tuyệt đối, chỉ thuộc về Tinh thần thế giới, về Tuyệt đối thể, vốn
là khái niệm và chủ thể.

3. Đây là chỗ trái nghĩa (le contresens) thường gặp về Hegel (Xem Nietzsche:
Nhận định phi thời thứ nhì).

4. Đối với Hegel, một sự vật chỉ trở thành cái nó vốn là. Hữu thể tự quy của nó
(tồn tại của nó) là sự hiện thể hoá (l’actualisation) của hữu thể tự thân của nó
(yếu tính của nó).

5. Chủ nghĩa Hegel là một triết học về sự tiến bộ.

6. Chẳng hạn Rousseau.

7. Đó là châm ngôn của Socrate: énwqz seautòv (Latinh: Nosce te ipse, Pháp:
Connais-toi toi-même, Anh: Know yourself, Việt: Hãy tự biết mình).

8. Đó là tính phủ định, nghĩa là hủy diệt những bộ mặt đặc thù này.

TRIẾT LÝ LỊCH SỬ

Trong bài sau đây, Hegel định nghĩa triết lý về lịch sử. Ông nói rằng thoạt tiên
hình như có sự mâu thuẫn giữa hai danh từ ấy, giữa sứ mệnh của lịch sử là “bắt
tư tưởng tòng thuộc thực tại có thật” và triết học là một cách suy ngẫm tiên
nghiệm.

Nhưng tư tưởng duy nhất mà triết học mang lại cho chúng ta, là một tư tưởng đơn
giản của lý trí: lý trí chi phối thế giới; vậy, trong lịch sử thế giới, mọi việc đều
xảy ra một cách hợp lý. Điều xác tín ấy, điều trực giác ấy là một giả thuyết đối
với lịch sử. Nhưng không phải là một giả thuyết ngay trong triết học: kiến thức
dựa vào thuyết lý chứng minh rằng lý trí là bản thể và năng thể vô cùng, là bản
chất cũng như hình thức vô cùng của mọi cuộc sống tự nhiên và mọi cuộc sống
tinh thần, là sự phát lộ cái nội dung sống động ấy chính là nội dung của lý trí…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.