TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1310

Không những thế, nếu nói về mặt hình thức, thì bất kỳ ảo tưởng thảm hại nào nẩy
sinh trong đầu óc con người cũng là “cao hơn” bất kỳ sáng tạo nào của tự nhiên,
bởi vì mọi hư cấu dù sao cũng vẫn còn có một cái gì đó có tính chất tinh thần,
cũng vẫn còn có tự do. Cố nhiên, mặt trời chẳng hạn, xét về nội dung, là một
nhân tố tuyệt đối tất yếu; trái lại một ảo tưởng kỳ quặc là một vật ngẫu nhiên và
sẽ biến mất nhanh chóng. Nhưng một mẫu mực của tồn tại tự nhiên như là mặt
trời, nếu xét theo quan điểm “một tồn tại cho mình” thì sẽ là một vật bàng quan,
bản thân không tự do và không tự nhận thức được mình. Còn khi ta nhìn mặt trời
ở trong mối liên hệ tất yếu của nó với các tồn tại khác tương tự, ta sẽ không xét
mặt trời theo quan điểm một tồn tại cho nó và, ta sẽ không xét mặt trời như một
cái gì đẹp.

Sau khi nêu lên cái chân lý phổ biến cho rằng tinh thần và cái đẹp nghệ thuật gắn
liền với tinh thần là cao hơn cái đẹp trong tự nhiên, cố nhiên chúng tôi hầu như
vẫn chưa nói gì hết, bởi vì từ “cao hơn” là một cách nói hết sức mơ hồ. Nó giả
thiết rằng cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong nghệ thuật ngõ hầu cũng thuộc
một phạm vi quan niệm như nhau thành ra hai lĩnh vực này chỉ khác nhau về số
lượng, và do đó, chỉ có sự khác nhau bên ngoài mà thôi. Song từ “cao hơn” theo
nghĩa tính ưu việt của tinh thần (cũng như tính ưu việt của cái đẹp của tác phẩm
nghệ thuật do tinh thần tạo ra) so với tự nhiên không phải là một cái gì thuần tuý
tương đối. Chỉ có tinh thần mới là cái chân thực với tính cách một yếu tố bao quát
tất cả, và tất cả cái đẹp sở dĩ là đẹp thực sự chẳng qua vì cái đẹp tham dự vào một
cái cao hơn và do cái cao hơn này sản sinh ra. Xét theo nghĩa này, thì cái đẹp
trong tự nhiên chỉ là phản ánh cái đẹp thuộc về tinh thần. Ở đây, trước mắt ta là
một loại đẹp không hoàn mỹ, không đầy đủ, và xét về mặt bản chất, bản thân cái
đẹp của tự nhiên là nằm trong tinh thần.

Chúng tôi nói thêm rằng việc hạn chế đối tượng mỹ học vào cái đẹp ở trong nghệ
thuật sẽ hoàn toàn hợp chỗ, bởi vì mặc dầu người ta đã bàn ra tán vào về cái đẹp
của tự nhiên (những người xưa lại nói về điều đó ít hơn chúng ta), thì mãi cho
đến nay vẫn chưa có ai nảy ra ý nghĩ bắt tay nghiên cứu các đối tượng của thế
giới tự nhiên theo góc độ cái đẹp của chúng và xây dựng một khoa học cho phép
ta trình bày một cách có hệ thống những cái đẹp này. Trong khi vâng theo quan
điểm cái hữu ích, người ta đã xây dựng, chẳng hạn, một khoa học về các đối
tượng của tự nhiên giúp ta đấu tranh chống lại bệnh tật. Đó là khoa học về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.