Cuối cùng, nếu nói đến bản thân hình thức phương tiện này, thì hình thức này bao
giờ cũng chứa đựng ở mình một thiếu sót nào đấy. Bởi vì nếu như nghệ thuật thực
sự phục vụ những mục đích nghiêm túc hơn, và ảnh hưởng của nó dẫn tới những
kết quả nghiêm túc hơn thì điều này lại được thực hiện bằng lừa dối. Nghệ thuật
sống ở ngoại hiện (Schein). Nhưng mọi điều này dễ dàng phù hợp với điểm:
không nên sử dụng biện pháp lừa dối để đạt tới mục đích cuối cùng của bản thân
là chân thực. Nếu trong một trường hợp nào đó, lừa dối có thể giúp ta đạt đến
mục đích thì chỉ trong một phạm vi rất hạn chế mà thôi, chứ không thể nào là một
phương tiện chắc chắn để đạt tới đích. Sở dĩ thế là vì phương tiện cần phải phù
hợp với phẩm cách của mục đích. Chỉ có cái chân thực thì mới làm nảy sinh được
cái chân thực, còn ngoại hiện và lừa dối thì không thể nào sản sinh cái chân thực
được. Cũng vậy, khoa học chỉ nên khảo sát những hứng thú chân thực của tinh
thần căn cứ vào tình trạng chân thực của hiện thực và phù hợp với hình thức chân
thực của biểu hiện về hứng thú này.
Về mặt này, có thể nảy sinh những ảo tưởng cho rằng nghệ thuật khó có thể được
nghiên cứu một cách khoa học bởi vì nghệ thuật chẳng qua chỉ là một trò chơi thú
vị, và dù cho có theo đuổi những mục đích nghiêm túc hơn đi nữa, thì nghệ thuật
vẫn mâu thuẫn với chính bản thân các mục đích ấy. Nói chung, nhiệm vụ của
nghệ thuật là thuần tuý phục vụ cả ở trong mục đích nghiêm túc cũng như ở trong
trò chơi. Không những thế, yếu tố cốt tử của nghệ thuật cũng là những phương
tiện mà nghệ thuật sử dụng để tác động đến con người, đó là ngoại hiện và lừa
dối.
Thứ hai, chúng ta lại càng dễ hình dung rằng mặc dầu thích hợp với tư duy triết
học, nhưng nghệ thuật cũng không phải là một đối tượng thích hợp với sự khảo
sát khoa học theo nghĩa đen của từ này. Bởi vì cái đẹp trong nghệ thuật là nhằm
hướng về tình cảm, cảm giác, trực giác, tưởng tượng. Lĩnh vực của cái đẹp khác
với lĩnh vực tư tưởng và việc lý giải hoạt động nghệ thuật và các sản phẩm của
hoạt động này đòi hỏi một chức năng khác tư duy khoa học. Không những thế,
điều chúng ta thưởng thức trong cái đẹp nghệ thuật, đó là tính chất tự do của các
sáng tác và các hình thức hình tượng. Trong khi sáng tạo hay thưởng thức các tác
phẩm nghệ thuật, chúng ta dường như thoát khỏi mọi xiềng xích, mọi quy tắc đã
được đưa ra. Sau khi thoát ly khỏi cái sức mạnh nghiệt ngã của các quy luật và sự
tập trung ủ dột của tư tưởng, chúng ta tìm sự yên tĩnh và cuộc sống tươi mát trong