TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1319

vui mà nghệ thuật đem đến cho anh ta. Anh ta có thể tố cáo các điều kiện nặng nề
của thời đại chúng ta về mặt này, đổ lỗi cho cái hoàn cảnh phức tạp của đời sống
chính trị và sinh hoạt xã hội mà theo anh ta, đã không cho phép tinh thần (lúc này
đã bị những quyền lợi nhỏ nhặt cầm tù) được giải phóng khỏi những quyền lợi ấy
để vươn lên những mục tiêu cao cả của nghệ thuật. Theo anh ta, chính lý trí con
người lại chạy theo những điều kiện vất vả này và những lợi ích vụn vặt hàng
ngày; bản thân trí tuệ đã dành toàn tâm toàn ý vào những khoa học chỉ bổ ích
trong việc đạt đến những mục đích thực tiễn thứ yếu. Nó bị quyến rũ và lâm vào
cảnh đầy ải tự nguyện vào cõi sa mạc cô liêu này.

Dù cho tình hình là thế nào đi nữa, ngày nay nghệ thuật không còn đem đến cho
cái khoái cảm tinh thần mà các thời đại xưa cũng như các dân tộc xưa đã tìm thấy
ở nó và họ chỉ tìm thấy khoái cảm ấy ở nó mà thôi. Khoái cảm này, ít nhất là về
mặt tôn giáo, trước đây gắn liền hết sức khăng khít với nghệ thuật.

Những ngày tươi đẹp của nghệ thuật Hy Lạp và cái thời hoàng kim buổi vãn kỳ
thời Trung cổ đã qua rồi. Nền văn hoá hiện đại của chúng ta xây dựng trên sự suy
nghĩ đã khiến chúng ta có nhu cầu bám lấy những quan điểm chung, cả đối với ý
chí cũng như đối với những suy luận và quy định từng tư tưởng và từng hành
động của ta theo các quan điểm này. Các hình thức, các quy tắc, các nhiệm vụ,
các luật lệ chung đã quy định hành vi của chúng ta và chỉ đạo cuộc đời chúng ta.
Còn hứng thú đối với nghệ thuật cũng như sáng tác nghệ thuật thì lại đòi hỏi một
tính chất sinh động khi cái khái quát không tồn tại dưới hình thức những quy tắc
và những châm ngôn; trái lại đóng vai một cái gì đồng nhất với những trạng thái
tâm hồn và những cảm xúc, và lúc đó hư cấu chứa đựng ở mình cái khái quát và
cái hợp lý trong trạng thái nhất trí với các hiện tượng cảm quan cụ thể.

Friedrich HEGEL, Các bài giảng Mỹ học. Dẫn luận, ch.I.

NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ TRIẾT LÝ CỦA TÔN GIÁO (Leçons sur la
Philosophie de la Religion)

Cũng như đối với bộ Mỹ học, đây là văn bản được tạo thành từ những bản thảo
của Hegel và những ghi chép trong lớp của các sinh viên môn đệ của ông. Triết
học Hegel về tôn giáo bao gồm mọi tôn giáo trong lịch sử như là những moments

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.