Thượng đế trong ý niệm vĩnh hằng của Ngài chỉ mới hãy còn là trong yếu tố trừu
tượng của tư tưởng, một biểu tượng trừu tượng chứ chưa phải là một khái niệm
thuần lý (abstrakte Idee des Denkens, nicht des Begreifens) (3). Cái Ý niệm thuần
tuý đó (reine Idee) là cái chúng ta đã biết và chúng ta không cần phải nấn ná lâu
với nó.
Ý niệm vĩnh hằng đó, thật ra, đồng nhất với cái mà người ta vẫn gọi là Tam vị
Nhất thể (la Sainte Trinité). Chính là Thượng đế, sự hợp nhất đời đời của Ba
Ngôi. Tinh thần là quá trình đó, là vận động đó, là đời sống đó. Sự sống đó hệ tại
chỗ tự dị biệt hoá chính mình, tự xác định, sự tự dị biệt hoá đầu tiên chính là Ý
niệm phổ quát đó. Phổ quát tính đó chứa đựng toàn thể tính của Ý niệm, nhưng
tuy nhiên nó chỉ là Ý niệm tự thân. Trong phán đoán này (Urteil) còn có tha thể,
cái đối nghịch lại cái phổ quát, cái đặc thù, Thượng đế trong tư cách Ngài tự dị
biệt hoá với chính mình nhưng theo cách là cái được dị biệt hoá đó là Ý niệm
trong toàn thể tính, tự thân và tự quy; cũng theo cách là hai xác định này là một
đối với nhau, một đồng nhất tính; rằng sự dị biệt này không chỉ được vượt qua
(aufgehoben) (4), rằng không những chúng ta biết nó mà người ta còn thiết định
rằng hai cái dị biệt hoá này là đồng nhất. Chính bản chất của tinh thần là như thế,
hay là, diễn tả bằng những từ ngữ của tình cảm - đó là tình yêu vĩnh cửu: Thánh
Linh (le Saint-Esprit) là tình yêu vĩnh cửu.
Khi người ta nói: Thượng đế là tình yêu, đó là lời vĩ đại và chân thực. Nhưng sẽ
là phi lý khi nghĩ về điều đó theo cách tầm thường, như là một xác định thông
thường, không phân tích bản chất của tình yêu. Tình yêu dị biệt hoá hai hữu thể
vốn không phân biệt nhau một cách tuyệt đối (5). Ý thức, cảm thức về đồng nhất
tính này trong khi hữu thể của mình ra khỏi chính mình và ở trong tha thể, đó là
tình yêu. Tôi không sở hữu tự ý thức nơi chính mình nhưng nơi tha nhân, một tha
nhân mà chỉ ở nơi người đó tôi mới thấy vừa lòng và hoà hợp với chính tôi, bằng
không tôi rơi vào mâu thuẫn, tôi rã rời phân ly… Cùng lúc tha nhân đó cũng
phóng thể khỏi chính mình, sở hữu tự ý thức nơi tôi. Cả hai chúng ta chỉ là ý thức
về hữu thể_bên_ngoài_chính_mình (Aussersichsein-notre être-hors-de-nous-
même) của chúng ta, và ý thức về đồng nhất tính nơi chúng ta, cái trực quan, cái
cảm thức, cái tri kiến về sự hợp nhất. Đó là tình yêu, và người ta sẽ nói về tình
yêu bằng một diễn từ rỗng tuếch nếu người ta không biết rằng tình yêu vừa là một
sự dị biệt hoá lại vừa là một tiến trình vượt qua sự dị biệt (6).