TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1323

hề rơi vào sự lỗi thời, bởi vì những công trình của tinh thần vẫn mãi mãi có sức
sống.

Quan niệm cơ bản về sinh thành của triết học đó là chỉ một Ý niệm duy nhất - chỉ
có một chân lý duy nhất - nằm nơi nền tảng của mọi triết học và rằng mỗi nền
triết học đi sau chứa đựng những xác định này (1). Từ đó nảy sinh quan niệm này
về lịch sử của triết học, rằng với nó không phải chúng ta có chuyện với quá khứ,
mặc dầu nó thuộc về lịch sử (2). Nội dung của lịch sử này được tạo thành bởi
những sản phẩm khoa học mang tính thuần lý (Vernnftigkeit) và những sản phẩm
này không phù phiếm chút nào. Điều mà bao công sức trí tuệ đã thủ đắc trong
lãnh vực này, đó là cái Đúng thật (das Wahre - le Vrai), nó là vĩnh hằng và hiện
hữu ở mọi thời chứ không riêng thời nào. Hình hài của các tinh thần, là các vị anh
hùng của thiên sử thi kỳ vĩ này (3) đã tiêu tan cùng cuộc sống hữu hạn của họ,
nhưng vì nội dung những tác phẩm của họ là cái thuần lý (VernunftgemB_le
rationel) mà họ không tưởng tượng ra hay mơ mộng hão huyền (4) và hành vi của
họ chỉ là đưa ra ánh sáng từ những hầm mỏ của tinh thần, cái thuần lý tự thân và
dẫn nhập nó vào trong ý thức và trong tri kiến. Những hành động này như vậy là
không những được trưng bày trong đền tưởng niệm, như là những hình tượng về
một cái gì đã qua, nhưng ngày nay, chúng vẫn còn hiện diện, vẫn sinh động như
thời chúng vừa mới xuất hiện. Đó là những hiệu quả và những công trình không
hề bị xô dạt qua một bên hay bị tiêu huỷ bởi những công trình theo sau nó; không
phải cái khung vải, không phải khối đá hoa cương, không phải những trang giấy,
không phải những biểu tượng, không phải ký ức, tạo thành nguyên liệu bảo lưu
chúng, bởi vì những nguyên liệu này cũng phù du thôi, rồi cũng rơi vào trong
hoang tàn phế tích và lãng quên. Nhưng còn chính tư tưởng, cái yếu tính bất hủ
bất diệt của tinh thần, thì sâu mọt nào mà xâm hại được, cường đạo nào mà rớ tay
vào. Những thủ đắc của tư tưởng, được đồng hoá với chính tư tưởng, tạo thành
chính hữu thể của tinh thần. Vì lý do đó, những tri thức này không phải thuộc về
sự thông thái, khoa học về những gì đã chết, đã bị chôn vùi, hư nát. Đối tượng
của lịch sử triết học là cái gì không bao giờ già cỗi, cái từ xưa nay vẫn luôn luôn
sống động và mãi mãi vẫn sẽ là còn sống động bao lâu còn có con người với khối
óc để suy tư… (5).

Trong hệ thống lôgích của tư tưởng, mỗi một trong những thành tựu của nó tìm
thấy chỗ đứng thích đáng mà chỉ đúng chỗ ấy nó mới bảo tồn được giá trị của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.