TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1322

Thượng đế là tình yêu, nghĩa là sự dị biệt hoá này đồng thời là quá trình hư vô
hoá sự dị biệt, một cuộc hí lộng muôn đời trong hoạt động tự dị biệt hoá không hề
nghiêm túc chút nào, sự dị biệt được thiết định như là sẽ được vượt qua, nghĩa là
Ý niệm đơn thuần, vĩnh cửu.

Friedrich HEGEL, Những bài giảng về triết lý tôn giáo, phần ba, “Tôn giáo tuyệt
đối”

1. Tuyệt đối thể phải tất yếu phóng thể, vô hạn phải tự hữu hạn hoá và trở thành
hiện tượng. Bằng không nó chỉ là một yếu tính trống rỗng.

2. Những tôn giáo thực chứng coi cuộc sáng thế là một biến cố mà cùng với nó
thời gian khởi đầu.

3. Một sự phân biệt rất cốt yếu nơi Hegel.

4. Nghĩa là bị phủ nhận trong khi vẫn được bảo lưu như một thời đoạn tất yếu.

5. Đó là đồng nhất tính của đồng nhất tính và dị biệt tính được sống trong cảm
thức. Sự phân tích này về tình yêu nó giải quyết mâu thuẫn, là một luận đề có từ
rất sớm của Hegel mà ông bảo tồn cho đến cuối sự nghiệp của mình.

6. Cả đoạn văn này là một phân tích trác tuyệt về tình yêu.

Triết học và lịch sử triết học

Triết học Hegel muốn là triết học toàn diện, tuyệt đối chân xác, dung hoá tất cả
lịch sử triết học. Vậy là những nền triết học khác nhau trở thành những moments
trong biểu hiện tiến hoá của chân lý.

Những nền triết học trong quá khứ đều bất diệt (Les philosophies du passé
sont impérissables)

Những nền triết học lớn luôn suy tư về nền văn hoá của thời đại chúng mà chúng
không thể vượt qua. Trong triết học, tự ý thức của các dân tộc trong lịch sử đạt
đến tầm mức cao nhất của nó. Song không vì thế mà mỗi nền triết học chỉ là một
sản phẩm đơn thuần của lịch sử, bởi vì tư tưởng là hoạt động, và triết học không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.