TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1329

này, thì người ta có thể nói rằng tinh thần triết lý đã nảy sinh nơi anh ta. Lúc đó,
anh ta có sự xác tín hoàn toàn là có con mắt để nhìn mặt trời và bàn tay chạm vào
mặt đất; tắt một lời, anh ta biết rằng thế giới_mà anh ta bị vây quanh - chỉ tồn tại
như là biểu tượng trong tương quan với một hữu thể tri giác, đó chính là con
người. Nếu có một chân lý mà người ta có thể khẳng định một cách tiên nghiệm
(affirmer a priori), thì chính là chân lý đó; bởi nó diễn tả cách thức của mọi kinh
nghiệm khả hữu và có thể tưởng tượng, khái niệm có tính tổng quát hơn nhiều so
với những khái niệm thời gian, không gian và nhân quả mà nó mặc hàm. Thật
vậy, mỗi một khái niệm này, trong đó chúng ta nhận ra những hình thức khác
nhau của nguyên lý túc lý, chỉ áp dụng cho một trật tự xác định những biểu tượng
(a), sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, trái lại, là cách thức chung cho tất cả,
cách thức duy nhất qua đó người ta có thể quan niệm một biểu tượng bất kỳ, trừu
tượng hay trực quan, thuần lý hay kinh nghiệm. Như vậy, không có chân lý nào
chắc chắn hơn, tuyệt đối hơn, hiển nhiên hơn chân lý này: mọi cái gì tồn tại, đều
tồn tại cho tư tưởng, nghĩa là toàn thể vũ trụ chỉ là khách thể đối với một chủ thể,
tri giác chỉ là tương quan với một tinh thần được tri giác, tắt một lời, nó chỉ là
biểu tượng thuần tuý. Định luật này đương nhiên ứng dụng cho mọi hiện tại, cho
mọi quá khứ và cho mọi tương lai, cho cái gì ở xa cũng như cho cái gì ở gần
chúng ta; bởi vì nó đúng cho chính thời gian và không gian, nhờ đó những biểu
tượng đặc thù phân biệt với nhau. Tất cả những gì thế giới bao hàm hay có thể
bao hàm đều nằm trong sự phụ thuộc tất yếu này đối với chủ thể và chỉ tồn tại
cho chủ thể. Như vậy thế giới là biểu tượng.

Arthur Schopenhauer, Thế giới như ý chí và như biểu tượng.

a. Luận văn về bốn cỗi nguồn của nguyên lý túc lí, đã cho thấy rằng tính nhân
quả chỉ liên quan đến những thay đổi trong kinh nghiệm, rằng không thời gian
chỉ liên quan đến hình thức của những biểu tượng trực quan; như vậy chúng chỉ
áp dụng vào một lãnh vực xác định của những biểu tượng khác với sự phân biệt
chủ thể và khách thể, sự phân biệt gắn liền với biểu tượng như là thế.

Thế giới trong yếu tính của nó, là ý chí. Và mọi ý chí đều chỉ là đau khổ (Le
monde est, dans son essence, volonté. Et toute volonté est souffrance)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.