TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1332

của mọi hữu thể, khi cảm thấy lòng trắc ẩn (phát sinh từ việc xoá đi ranh giới
phân biệt giữa ta và người). Chỉ có sự phá bỏ ngã chấp (l’anéantissement de soi)
và sự diệt dục (la suppression de tout désir) - như cách hiểu của Phật giáo và của
những nhà huyền nhiệm lớn bên Cơ đốc giáo - là có thể đem lại sự thanh thản an
vui cho tâm hồn.

Khi bức màn ảo hoá, Maya (1) nguyên lý cá thể hoá được vén lên trước mắt một
người, khiến cho người này không còn phân biệt một cách vị kỷ giữa ta và người
nữa, khi anh ta thấy bao nỗi khổ đau của người khác như ở nơi chính mình, và
như thế anh ta đạt đến không chỉ sẵn lòng cứu giúp mà còn không ngại hy sinh cả
mạng sống mình nếu như nhờ đó anh ta có thể cứu được nhiều người khác: như
thế, rõ ràng là, con người ấy nhận ra chính mình trong mỗi tạo vật, rất thân thiết
và rất chân thực là của mình, cũng coi những khổ đau vô hạn của chúng sinh như
là bao nhiêu những nỗi đau của chính bản thân mình, bao bất hạnh của nhân gian
cũng là niềm riêng mang mang thiên cổ sầu ở chính nơi ta (2). Từ đấy không có
đau thương nào là xa lạ với con người đại hùng đại lực đại từ bi kia, kẻ mang tất
cả gánh nặng cxủa biển khổ nhân sinh trên trái tim mình. Người ấy thức giác
được toàn bộ tấn tuồng ảo hoá, xuyên thấu thể tính của vạn pháp và anh ta thấy
đó là dòng sinh hoá trùng trùng duyên khởi, liên miên bất tuyệt trong một nỗ lực
vô ích trong mối mâu thuẫn rối mù và khổ đau vô tận; mà anh ta thấy cả nhân loại
bất hạnh và cuối cùng cả vũ trụ không ngừng hợp tan, cùng dắt díu nhau vào tấn
tuồng dâu bể, trong vòng quay sinh tử vô tận vô cùng…

Từ đấy biết rõ đời là thế, làm sao mà anh ta còn có thể, bằng những hành vi liên
tục của ý chí, khẳng định đời sống, bám víu vào đấy càng lúc càng chặt hơn, ghì
siết cái khối lượng kia đè nặng lên hữu thể của mình? Ý chí đó muốn thoát ly
khỏi sự sống: nó thấy nơi những hưởng thụ một sự khẳng định sự sống mà nó lấy
làm ghê sợ. Con người đó tiến đến tình trạng tiết dục tự nguyện, kham nhẫn, an
nhiên thực sự và tuyệt diệt mọi ham muốn.

Ý chí của người đó gấp nếp lại trên chính mình: nó không khẳng định thể tính của
mình nữa, cái thể tính được biểu thị trong tấm gương của hiện tượng; nó chối bỏ
thể tính đó. Điều làm cho sự chuyển hoá này thành hiển nhiên, đó là bước chuyển
tiếp mà con người thi hành lúc đó, từ đức hạnh đến khổ hạnh (de la vertu à
l’ascétisme). Giờ đây đối với anh ta, yêu người khác như chính mình là chưa đủ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.