nhiên và trẻ thơ của nhận thức, không phải bằng thứ ngôn ngữ trừu tượng và
nghiêm xác của suy tư; câu trả lời của chúng, tuy thế lại là một hình ảnh thoáng
qua: nó không phải là sự hiểu biết thường xuyên và tổng quát. Như thế, đối với cả
sự nhận thức, thì mọi tác phẩm nghệ thuật đều trả lời câu hỏi đó; mọi bức hoạ,
mọi bức tượng, mọi bài thơ, mọi vở kịch trên sàn diễn, và âm nhạc cũng trả lời
nó; và thật sự còn sâu sắc hơn mọi thứ còn lại, bởi vì trong ngôn ngữ của âm
nhạc, nó được thông hiểu bằng sự trực tiếp tuyệt đối; nhưng nó lại không thể
được phiên dịch thành thứ ngôn ngữ của lý trí; và bản chất sâu xa hơn của mọi
đời sống và sự hiện hữu, diễn đạt được chính nó. Do vậy, mà tất cả những nghệ
thuật khác, đều gợi lên được cho người đang tra vấn một hình tượng để có thể
nhận thấy được, và nói “Hãy nhìn nào, đây là cuộc sống”. Tuy vậy, câu trả lời của
họ điều chỉnh nó, và có thể vì thế mà sẽ luôn luôn mang lại một sự thoả mãn chỉ
mang tính tạm thời nhưng không phải toàn diện và sau hết. Bởi vì chúng chỉ luôn
luôn cho ra một đoạn, một minh hoạ, thay vì của cả nguyên tắc, nên không phải là
cái toàn thể, mà nó chỉ có thể mang đến một quan niệm trong tính phổ quát. Tuy
nhiên, chúng ta nhận thấy ở đây, đối với điều gì mà trên đó mối quan hệ của triết
học và những nghệ thuật thẩm mỹ vẫn đặt cơ sở, đồng thời có thể kết luận từ đó
về cả yếu tố mở rộng ra khả năng của cả hai, mặc dù trong chiều hướng của nó,
và trong những vấn đề thứ yếu của nó, là rất khác nhau, và tuy thế trong gốc rễ
vẫn chỉ là một.
Mọi tác phẩm nghệ thuật, thực sự đều tập trung vào một cách phù hợp, ở việc nêu
lên cho chúng ta về đời sống và những sự vật trong sự chân thực của chúng,
nhưng lại không thể mang tới cho chúng ta một cách trực tiếp, bởi vì tất cả mọi
cái đều có sự trộn lẫn giữa các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Chính
nghệ thuật phải luôn luôn loại bỏ đi sự lẫn lộn này.
Những tác phẩm thi ca, điêu khắc, và những nghệ sĩ trình diễn, trong nội dung
tổng quát là một kho tàng không thể cảm nhận ra hết được những khôn ngoan sâu
sắc: bởi vì từ chúng, mà sự khôn ngoan từ nơi bản chất của các sự vật đó tự nó
nói lên; chỉ được phiên diễn ra bởi những hình ảnh, và những điều diễn đạt thuần
tuý hơn. Tuy vậy, trên khía cạnh này, người nào đọc một bài thơ, hay nhìn vào
một bức tranh, đều chắc chắn là phải phát hiện ra được nhờ các phương tiện riêng
của anh ta, để nhằm mang sự khôn ngoan đó đưa ra ánh sáng; tuỳ theo sự hiểu
biết của anh ta, và cũng tuỳ thuộc nhiều vào đó, mà khả năng và văn hoá của anh