TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 136

Những đối thoại này thuộc vào thời kỳ thành lập Académie - Nhưng chúng ta
đừng quên rằng sự nghiệp trứ tác của Platon trải dài trên bốn mươi năm từ khi
thành lập Académie đến khi ông mất.

Nhóm 2 (thứ tự biên niên)

République 1-X, Parménide (hai đối thoại này biên soạn cùng một lúc), Théétète,
Phèdre.

Nhóm 3 (thứ tự biên niên)

Timée, Critias, Sophiste, Politique, Philèbe, Lois I-XII, Epinomis, Lethes I-XIII

Những tác phẩm tồn nghi hay nguỵ tác

Grand Alcibiade, Petit Alcibiade, Axiochos, Clitophon, Dé-finitions, Démodocos,
Eryxias, Hipparque, De la Justice, Minos, Les Rivaux, Sisyphe, Théagès, De la
Vertu.

Từ Académie, theo nghĩa thông dụng, phổ biến, được dịch là Hàn lâm viện.
Nhưng theo từ nguyên, thì vì ngôi trường này của Platon đặt trong khu vườn ở
Académos nên mang tên này. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng cứ gọi tên như vậy chứ
không dịch thành Hàn lâm viện để tránh lẫn lộn.

NGHỆ THUẬT CỦA PLATON

Tại sao Platon viết? Tại sao những bài viết của ông lại là những Đối thoại?
Những Đối thoại này có mối tương quan nào với việc giảng huấn trực tiếp bằng
lời ở Académie? Đáp án cho những câu hỏi tiên quyết này sẽ ảnh hưởng đến việc
điều phối chương trình giảng dạy này ở đó, sau khi tìm hiểu tầm mức của công
cuộc giảng dạy bằng lời, chúng ta sẽ khảo sát những trang có ý nghĩa nhất trong
các Đối thoại được coi là xác thực.

Từ đối thoại PHÈDRE

Dưới bóng một cây ngô đồng cao với tán lá rộng, Socrate ngồi đàm đạo với
Phèdre, một chàng tuổi trẻ đẹp trai, say mê văn chương thời thượng. Anh chàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.