Tôi đã cho thấy bằng cách nào, trong những thế kỷ bình đẳng, mỗi người tìm
kiếm niềm tin tưởng nơi chính mình; tôi muốn chỉ ra bằng cách nào, trong cùng
những thế kỷ đó, nó xoay mọi tình cảm về chỉ cho riêng mình.
Chủ nghĩa cá nhân là một thành ngữ mới đây thôi mà một ý tưởng mới mẻ đã đẻ
ra. Tổ tiên của chúng ta chỉ biết đến tính vị kỷ.
Tính vị kỷ là thứ tình yêu si mê quá đáng chính bản thân mình, khiến con người
quy mọi sự về mình và ưu ái mình hơn tất cả.
Chủ nghĩa cá nhân là một thứ cảm tính có suy nghĩ và yên ả, nó khiến cho mỗi
công dân tự cách ly với đám đông đồng loại và rút lui khỏi xã hội để chỉ sống với
gia đình và bạn bè mình; đến nỗi rằng sau khi đã tự tạo được một tiểu xã hội thích
dụng cho mình như thế, anh ta sẵn lòng bỏ lơ cái đại xã hội, không cần biết đến.
Tính vị kỷ phát sinh từ một bản năng mù quáng; chủ nghĩa cá nhân thoát thai từ
một phán đoán sai lạc hơn là từ một cách thức suy đồi. Nó có căn nguyên trong
những khiếm khuyết của tinh thần cũng như là trong những tật xấu của trái tim.
Thói vị kỷ làm khô héo mọi mầm mống đức hạnh; chủ nghĩa cá nhân lúc đầu chỉ
làm khô cạn suối nguồn những đức hạnh công cộng; nhưng dần dà, nó tấn công
và huỷ hoại mọi đức hạnh khác và rồi cuối cùng cũng hoà tan trong thói vị kỷ.
Thói vị kỷ là một thói xấu cũng xưa như trái đất. Nó không thuộc về một hình
thức xã hội này ít hơn là một hình thức xã hội khác.
Chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc dân chủ và nó đe doạ phát triển cùng với những
điều kiện bình đẳng hoá.
Alexis de TOCQUEVILLE, Về chế độ dân chủ ở Mỹ.
Nền chuyên chế mới (Le nouveau despotisme)
Với một sự sáng suốt gần như tiên tri, Tocqueville đã ước tính nguy cơ tiềm ẩn
trong một Nhà nước dân chủ, về sức mạnh vạn năng của đa số được nâng đỡ bởi
cái đế chế đầy uy quyền của ý kiến quần chúng.