Vậy là chúng ta có cơ sở để nói rằng sự kiện nguyên sơ đối với chúng ta không
phải là cảm giác đơn độc, nhưng là ý tưởng về cảm giác nó chỉ xảy ra bao lâu mà
ấn tượng cảm quan đồng quy với tính cá nhân hữu vị của bản ngã (l’individualité
personnelle du moi).
MAINE DE BIRAN, Khảo luận về những nền tảng của tâm lý học.
1. Charles Bonnet, nhà tâm lý học ở Genève (1720 - 1793).
2. Xem Condillac, Traité des sensations trong Oeuvres philosophiques de
Condillac, PUF, 1947, t.222.
3. Khi tôi nói rằng tôi buồn, tôi không tự đồng hoá mình với nỗi buồn; tôi chỉ có
thể gán cho mình một cảm tình nếu tôi tự phân biệt mình với cái đó, nếu tôi biết
rõ về tôi.
Chủ thể và đối tượng: định thể vấn đề (Sujet et Objet: Position du problème)
Tri giác có ý thức hàm ngụ một chủ thể tri giác và một đối tượng được tri giác.
Làm thế nào phân biệt hai hạn từ ấy? MAINE DE BIRAN đặt vấn đề này như
sau:
Thật ra, cái kinh nghiệm tự nhiên thầm kín nhất của ta cho ta biết là muốn có thể
nhận thấy sự kiện đơn giản nhất, đạt tới hay thi hành cái tác động mà ta gọi là
biết, ngay ở trình độ thấp nhất có thể tưởng tượng được, thì điều kiện thứ nhất
cần thiết là phải ở trong trạng thái gọi là hữu thức hay tự chủ, mà người ta là
chính mình hay ở trong mình, nó đối lập với trạng thái khác mà chính ngôn ngữ
thông thường phân biệt rõ rệt bằng câu nói: ở ngoài mình. Không thể chối cãi
được sự phân biệt ấy mà mọi người đều biết, chẳng cần đến một siêu hình sâu xa,
hay những cố gắng suy tư lớn lao nào. Trong những trạng thái điên cuồng, mê
sảng, say sưa, mộng du, cũng như trong những cơn đam mê mãnh liệt và đột
ngột, cá nhân không còn biết gì nữa, vì thật ra hắn ở ngoài chính mình hắn, nên bị
loại ra khỏi hạng hữu thể có tri thức và luân lý: cho nên luật pháp nhân tính
không áp dụng cho hắn nữa. Nhưng chẳng phải nói đến những thác loạn cực đoan
ấy, một điều kinh nghiệm là ta càng bị xúc cảm mãnh liệt thì tri giác và tri thức
của ta càng bớt đi, nghĩa là những ấn giác của ta và những đối tượng hay nguyên