thay đổi trong chính tâm hồn, mà ta không nhận thấy" và những tri giác hữu thức
của ta, như tri giác tiếng động ở biển chẳng hạn, cũng gồm những tiểu tri giác vô
cảm thức như thế. Theo chân ông, MAINE DE BIRAN sẽ nhấn mạnh về sự quan
trọng của những "cảm tình đơn giản" hay những "tri giác mờ tối" như ông cũng
gọi chúng nữa, mà ở đấy, cái "tôi" hay sự nhận thức còn khiếm diện.
Người ta có thể tìm cách định nghĩa cảm tình đơn, mà nói rằng: nó là cái gì còn
lại ở một cảm giác đầy đủ, khi người ta tách ra cái cá tính bản thân hay cái "tôi",
và với nó mọi hình thức thời gian và không gian, theo cách nói của các môn đồ
của Kant mọi cảm thức nhân quả bên trong hay bên ngoài: hoặc theo ngôn ngữ
của Locke; khi ý tưởng cảm giác được thu hẹp vào cái cảm giác đơn sơ, không ý
tưởng một hạng nào; hoặc sau hết, theo quan điểm của Condillac khi pho tượng
trở nên cảm giác, mà chưa là gì hơn.
Nhưng ở đây, không phải là một trừu tượng, một giả thuyết hão huyền mà chúng
tôi muốn biểu thị dưới danh hiệu cảm tình; nó là một hình thái tích cực và hoàn bị
trong loại nó, chính nó cấu thành tất cả hiện sinh của ta vào lúc nguyên thuỷ và
hiện sinh của vô số sinh vật; ta lại gần tình trạng ấy mỗi khi trí tính của ta yếu đi
hay suy đồi; tư tưởng ta mơ ngủ; ý chí ta tiêu tán; bản ngã bị thu hút vào những
ấn giác cảm tính; nhân vị luân lý không còn nữa; rút cuộc, mỗi khi bản tính của
ta, hỗn hợp và kép trong nhân tính, lại trở thành đơn trong sinh lực…
… Những vận động của bản năng vì thiết yếu lẫn lộn với cái cảm tình xác định
của chúng, nên không thể được cảm thấy tự chính chúng nó. Chúng còn ở rất xa
sự cố gắng bản thân, hay sự kiện tâm thức mà chúng đi trước trong thứ tự thời
gian và hiệp lực mà đưa lại do một chuỗi tiến bộ liên tiếp. Hoặc chịu đau hay
hưởng thú, hữu thể khả cảm tất yếu tự đồng hoá với những cảm tình mà nó chịu
đựng: nó trở nên những cảm tình ấy, cũng như chính ta trở nên vui hay buồn,
sung sướng hay khổ sở do hiệu quả của những cảm tình trực tiếp, đặc biệt của
những cơ quan nội tại. Những cảm tình ấy, đối với ta, cũng lẫn vào cái cảm thức
chung đời sống; ta không nhận thức chúng cũng không quy chúng vào trụ sở hay
nguyên nhân cơ thể của chúng.
… Chính như thế mà ta trải qua liên tiếp và một cách vô thức tất cả các biến đổi
tổng quát trong đời sống, tương đối với sự kế tiếp tuổi tác với những biến chuyển