TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1376

nhân gây ra chúng, không thành những sự kiện cho ta. Tự đó ta có thể có căn bản
mà suy luận là không có một thứ tri thức nào ở một hữu thể thuần tuý khả cảm,
như có thể nói cho nhiều thú vật, cho đứa thai nhi trong bụng mẹ nó, hay tức thì
sau lúc sinh ra v.v… Ta nói là các thực tế ấy cảm thấy hay bị cảm xúc, và ta có
quyền quy luận như thế do chỗ tương tự các vận động sắp đặt mà chúng thực hiện
sau những ấn giác gây ra ở những sự kiện cho ta xét đoán tự bên ngoài chứ không
phải cho những thực thể mà ta nói đến. Do đó mà tất cả cái gì ta có thể quyết
đoán, tin tưởng hay phỏng đoán về những hình thái hiện hữu của ta trong một tình
trạng như mê sảng, giấc ngủ (khi ấy ý thức đã đình chỉ, mặc dầu cảm tính vật lý
vẫn hoạt động), thì không thể thực sự gán cho chính mình ta như sự kiện hiện
sinh của ta, và nó tuyệt đối ra khỏi giới hạn tri thức nội tâm. Do đó, ta có lý mà
nói rằng: sự kiện nguyên thuỷ đối với ta, không phải là cảm giác một mình,
nhưng là ý tưởng cảm giác, nó chỉ xảy ra khi nào ấn tượng khả cảm cộng tác với
cá tính bản thân của bản ngã.

Tự đó, bây giờ ta có thể biểu thế nào là một sự kiện nguyên thuỷ hay một tri thức
đầu tiên, nhưng ta chưa thấy làm sao phải phân biệt cái sự kiện của ý thức nội
tâm với những sự kiện mà người ta thường gọi, trong ngôn ngữ tâm lý học, là
cảm giác hay ý tượng. Chính cái tính cách mà ta mới đặt cho sự kiện tâm thức
hình như loại ngay sự phân biệt ấy. Vì rằng tri thức không dựa trên tuyệt đối, nên
chỉ có thể căn bản trên một sự kiện nào. Nhưng một sự kiện nào cũng tất yếu đưa
theo với nó một tương quan giữa hai hạn từ hay hai yếu tố được nhận thấy liên hệ
với nhau như thế, không cái nào có thể được khái niệm riêng mình nó tách biệt
với cái kia. Do đó, bản ngã, chỉ có thể được biết trong một tương quan trực tiếp
với một ấn tượng nào biến đổi nó, và ngược lại, đối tượng hay hình thái nào chỉ
có thể khái niệm dưới tương quan với chủ thể tri giác hay cảm giác.

MAINE DE BIRAN, Khái luận về những nền tảng của tâm lý học.

Những cảm tình đơn

Bản diễn tả đời sống tâm linh "theo chiều sâu" ấy cho ta thấy dưới cái mặt ngoài
của đời sống hoàn toàn ý thức của ta, còn sắp theo tầng lớp cả một đời sống vô ý
thức hay hạ ý thức của tinh thần - LEIBNIZ đã thừa nhận là "Bất kỳ lúc nào cũng
có ở ta vô số tri giác, nhưng không trực giác, và không suy tư, nghĩa là những sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.