Giáo trình triết học thực chứng sẽ được xuất bản từ 1830 đến 1842. Tuy nhiên sau
vài kỳ giảng, giáo trình bị gián đoạn vì tình trạng tâm thần của triết gia.
Năm 1824, Auguste Comte trở lại giảng đường. Năm 1832, ông nhận chân trợ
giảng về phân tích và cơ học ở trường Bách Khoa mà ông sẽ còn giữ cho đến năm
1844, năm xuất bản quyển Diễn văn về Tinh thần thực chứng.
Kể từ năm 1845, chủ nghĩa thực chứng của Comte sẽ in dấu, không còn trên triết
lý khoa học nữa, mà trên chính trị và tôn giáo. Năm 1844 được đánh dấu bởi cuộc
gặp gỡ với Clotilde de Vaux; lúc đó Comte ý thức về tầm quan trọng của người
nữ và của đời sống tình cảm. Năm 1847, từ triết gia Comte trở thành một thứ
ngôn sứ (nhà tiên tri) và tuyên bố thành lập tôn giáo thực chứng; từ đó ông sống
nhờ sự chu cấp của các đệ tử. Chúng tôi xin nêu thêm trong số những công trình
lớn cuối cùng của ông: Diễn từ về toàn bộ chủ nghĩa thực chứng (1848) và cuốn
Hệ thống chính trị thực chứng (1851 - 1854).
GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC THỰC CHỨNG (Cours de philosophie positive)
Bộ Giáo trình triết học thực chứng (triết học chủ nghiệm) tạo thành công trình
chính yếu của Auguste Comte, một công trình đồ sộ gồm 60 bài giảng (3975
trang) chia thành 6 quyển mà 3 quyển sau cùng được dành cho triết học xã hội.
Hai bài học đầu tiên nhấn mạnh vào hai điểm cốt yếu: một đàng, từ thực chứng/
chủ nghiệm (positif) ở đây đồng nghĩa với khoa học, đối lập với thần học và siêu
hình học; đàng khác, trong khi phân loại khoa học người ta sẽ có một khoá học
thống nhất, tuy nhiên nó sẽ không là một khoa học duy nhất một cách khách
quan; người ta sẽ tránh được sự phân tán duy nghiệm và thuyết nhất nguyên siêu
hình.
Quan niệm thực chứng/ chủ nghiệm về triết học
Descartes đã từng quan niệm tất cả triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình
học, thân là vật lý học và các cành tự thân ấy đâm ra tất cả các môn học khác.
Đối với Auguste Comte, trái lại, triết học là cái gì khác hẳn siêu hình học, mà
theo luật tam trạng (la loi des trois états), chỉ là một trạng thái tạm thời và nay đã