TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1398

d’assimilation ou de succession) nghĩa là những tương quan bất biến giữa các
hiện tượng. Như thế định luật cho phép sự tiên liệu thuần lý (la prévision
rationelle) có thể miễn trừ sự quan sát trực tiếp (l’observation directe).

Mặc dầu những nhu cầu thuần tuý tinh thần có lẽ là ít gay gắt nhất trong tất cả
những nhu cầu gắn liền với bản tính chúng ta (a), tuy vậy sự tồn tại trực tiếp và
thường xuyên của nó là không thể chối bỏ nơi mọi trí thông minh: chúng tạo
thành ở đó sự kích thích đầu tiên không thể thiếu cho những nỗ lực triết lý của
chúng ta vẫn quá thường được gán cho những kích động thực tiễn, chúng làm cho
những cố gắng này phát triển nhiều, đúng thế, nhưng không thể làm cho những cố
gắng này nảy sinh (1). Những đòi hỏi trí tuệ này, tương đối, cũng như mọi đòi hỏi
khác, với sự thao tác đều đặn những chức năng tương ứng, luôn cần một sự phối
hợp nhịp nhàng giữa ổn định và hoạt động, từ đó sinh ra những nhu cầu đồng thời
về trật tự và tiến bộ, hay liên kết và khuếch trương. Trong thời kỳ ấu thơ kéo dài
của nhân loại, những quan niệm thần học-siêu hình có thể tạm thời thoả mãn cái
điều kiện kép cơ bản này, dầu rằng theo một cách rất là bất toàn. Nhưng khi lý trí
con người cuối cùng khá chín muồi (2) để thẳng thắn từ chối những tìm tòi bất
khả thi của mình trong lĩnh vực thực sự vừa tầm với các khả năng của chúng ta,
triết học thực chứng chắc chắn đem lại cho nó một sự thoả mãn hoàn toàn hơn về
mọi phương diện, cũng như thực tế hơn, cho hai nhu cầu sơ đẳng này.

Đó hiển nhiên là sứ mệnh trực tiếp của những định luật mà nó khám phá nơi
những hiện tượng khác nhau và sự tiên liệu thuần lý vốn không tách rời với nó.
Đối với mỗi loại biến cố, những định luật này phải được phân biệt thành hai loại
cộng tồn hay kế tiếp nhau. Từ đó phát sinh, trong mọi khoa học thực sự, một khác
biệt cơ bản giữa sự đánh giá tĩnh và sự đánh giá động của một chủ thể bất kỳ. Hai
loại tương quan cũng góp phần để giải thích những hiện tượng và cùng dẫn dắt
đến chỗ tiên đoán chúng, mặc dầu những định luật về hoà điệu (les lois
d’harmonie) (3) hình như trước tiên dành cho việc giải thích và những định luật
từ kế tục đến tiên liệu. Thật vậy, dầu cho vấn đề là giải thích hay tiên liệu, luôn
luôn mọi sự giản quy về nối kết: mọi liên lạc thực sự, dầu tĩnh hay động, được
khám phá giữa hai hiện tượng bất kỳ, cho phép đồng thời giải thích chúng và tiên
liệu chúng lần lượt cái này đến cái kia; bởi vì sự tiên liệu khoa học hiển nhiên
thích hợp cho hiện tại và cả cho quá khứ (4) cũng như cho tương lai, luôn luôn hệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.