TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1399

tại chỗ biết một sự kiện độc lập với việc thăm dò trực tiếp nó, theo những tương
quan của nó với những cái khác đã biết (b).

Auguste COMTE, Diễn từ về tinh thần thực chứng.

1. Những nhu cầu trí tuệ của chúng ta thì yếu hơn những khích động thực tiễn,
nhưng không vì thế mà kém là ở hàng đầu tiên.

2. Chúng ta chỉ có thể đo lường những sức mạnh tinh thần của chúng ta sau khi
đã vận dụng chúng.

3. Nghĩa là những định luật của tương quan.

4. Phải nghĩ mọi điều theo viễn tượng lịch sử.

a. Con người được phú dữ một cấu tạo nền tảng bất biến và chỉ có thể là đối
tượng của một quá trình tiến hoá mà không thay đổi bản chất.

b. Ý thức phải vượt qua sự quan sát; nó chỉ bắt đầu khi chúng ta có thể không còn
cần đến nó. Ý tưởng về tiên liệu khoa học nằm ở nền tảng của chủ nghĩ duy lý
của Comte. Chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý chỉ có thể dẫn đến sự phân tán và
tình trạng thiếu điều phối của những tri thức.

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỰC CHỨNG (Système de politique positive) -
1851 - 1854

Tác phẩm đồ sộ này (4 quyển) giúp chúng ta chứng kiến bước chuyển biến từ
khoa học về nhân loại đến Tôn giáo Nhân loại. Đối với người nào muốn phục
hưng xã hội, làm cho hiểu biết là chưa đủ, còn phải làm cho yêu mến. Chính trị
có nền tảng tất yếu trong tôn giáo. Nhà xã hội học sẽ là linh mục. Cuối cùng, nơi
nào mà Thượng đế đích thực là Nhân loại, thì sự thờ phượng - được Comte mô tả
tỉ mỉ - cốt yếu sẽ là việc thờ phượng những vĩ nhân đã làm nên Nhân loại.

Tôn giáo Nhân loại (La Religion de L’Humanité)

Để đạt được sự hoà hợp tinh thần - mà sự thiếu vắng từ lâu vẫn là căn bệnh trầm
kha của phương Tây, vấn đề không phải là tổ chức những quyền lợi, mà là những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.