TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 141

3. Chính Platon cũng không coi chữ viết là nghiêm túc cho lắm, tuy vậy vẫn viết
như một thú tiêu khiển.

4. Hãy nhớ lại những lời Platon phê bình Homère và các nhà thơ nói chung.

5. Platon muốn giáo huấn trực tiếp bằng lời.

6. Việc thuyết phục là mục đích của khoa nguỵ biện (la sophistique).

7. Platon viết cho mình và các môn đệ.

8. Diễn từ miệng để giáo huấn.

Về thuận đạo và nghịch đạo (De la piété et de l’impíeté)

Trong đối thoại sau đây, Platon trình bày Socrate đối thoại và truy vấn
Euthyphron để tìm một định nghĩa tường tận và không mâu thuẫn về thế nào là
thuận đạo và thế nào là nghịch đạo. Đây là một điển hình cho khích biện pháp (la
mạieutique) của Socrate.

EUTH: Ông Socrate, tại sao ông bỏ trường Lyceum? Và ông đang làm gì ở cửa
vào "Vua Archon" này? Hẳn ông không dính líu đến một vụ kiện trước mặt nhà
vua như tôi chứ?

SOC: Không phải một vụ kiện, Euthyphron ạ; người Athène gọi nó là một vụ
luận tội.

EUTH: Sao! Tôi nghĩ phải có ai đó kiện cáo ông, vì tôi không thể tin được rằng
ông đi kiện người ta.

SOC: Chắc chắn là không rồi.

EUTH: Vậy thì phải có một người khác kiện ông?

SOC: Đúng.

EUTH: Là ai vậy?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.