Sẽ là một sự hiểu lầm lớn về lý thuyết này nếu cho rằng nó là một sự dửng dưng
ích kỷ vì nó giả thiết rằng người ta không liên can gì tới hạnh kiểm đời sống của
người khác, và người ta không nên quan tâm tới hạnh phúc hay hạnh kiểm của
người khác, trừ khi lợi ích riêng của mình có liên quan. Thay vì giảm bớt, cần gia
tăng hành động một cách tích cực để giúp mang lại lợi ích cho người khác.
Nhưng sự quan tâm vô vị lợi có thể tìm ra những phương tiện khác để thuyết
phục người khác lo cho lợi ích của họ hơn là sử dụng đòn vọt, hiểu theo nghĩa
đen hay nghĩa bóng…
Nhưng dù là một cá nhân hay một tập thể cũng không được nói với một người
khác đã trưởng thành rằng họ không được làm tuỳ ý họ những gì họ thấy là tốt
cho đời sống họ…
Điều tôi muốn khẳng định là những phiền toái gắn liền một cách không thể tách
rời với phán đoán không thuận lợi của người khác là những phiền toái duy nhất
mà một người chịu đối với phần hành vi và tính cách có liên quan tới lợi ích riêng
của họ nhưng không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, trong các mối quan hệ
của người khác với họ. Các hành vi có hại cho người khác cần có cách xử lý hoàn
toàn khác. Xâm phạm các quyền lợi của người khác; gây mất mát hay thiệt hại
không chính đáng do các quyền lợi riêng của mình; giả dối hay lừa dối khi đối xử
với người khác; sử dụng lợi thế một cách bất công hay ích kỷ đối với người khác;
thậm chí sự ích kỷ từ chối bênh vực người khác chống lại sự thiệt hại - đây là
những đối tượng thích hợp của sự trách móc đạo đức và, trong các trường hợp
nghiêm trọng, của sự thưởng phạt luân lý…
John STUART MILL, Về tự do, ch.I, Lời nói đầu.
KIERKEGAARD
(1813-1855)
Sošren Kierkegaard sinh ở Copenhague ngày 5 tháng 5, 1813. Nhân cách rất
mạnh của người cha đã đè nặng lên thời thơ ấu và thời niên thiếu của ông, cũng
như nền giáo dục Cơ đốc giáo rất khắc khổ mà ông đã nhận. Năm 1830, ông bắt
đầu học thần học, nhưng nhất là ông sẽ trải qua mười năm sống đời phóng đãng
hoang đáng của một chàng công tử điệu nghệ và đỏm dáng (un dandy) của thời