đại, ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi trào lưu lãng mạn đang thịnh hành. Kinh nghiệm
sống đó, Kierkegaard đem chuyển cung vào cuộc đời của nhà mỹ học mà ông sẽ
gọi là giai đoạn thẩm mỹ hay giai đoạn hiếu cảm (le stade esthétique). Cùng lúc
chạm trán với triết học Hegel, ông sẽ nhìn thấy ở đó đối cực của chủ nghĩa lãng
mạn, nhưng cũng là một tư tưởng nguy hiểm không kém, bởi đến lượt mình, nó
lại làm tan rã hiện sinh không phải trong nỗi đau sinh tồn (le mal de vivre) mà
trong hệ thống triết lý (le système philosophique).
Sau chương hồi đính hôn rồi đổ vỡ với nàng Régine Olsen năm 1841,
Kierkegaard sẽ dành trọn phần còn lại của đời ông để viết những tác phẩm chống
Hegel và chống nhà thờ của thời ông. Bởi vì tri thức tuyệt đối và tôn giáo dĩ định
(la religion établie) đi đôi với nhau để làm cho con người quên đi cái thân phận
một hữu thế bị giằng xé chỉ có thể suy nghĩ qua những mảnh vụn triết lý một tồn
sinh mà tính lưỡng nan (l’alternative) chỉ nhường bước cho nghịch lý (le
paradoxe). Như thế, mọi xác tín tuyệt đối là sự khép lại và chí có cá nhân, theo
hình ảnh của Abraham, đi qua lộ trình cuộc đời trong sự sợ hãi và run rẩy, nghĩa
là trong niềm tin, mới có thể trở thành người chứng cho chân lý. Kierkegaard mất
năm 1855 sau khi đã viết hơn mười hai tác phẩm triết học và nhiều diễn từ xây
dựng.
Triết lý của ông sẽ ghi dấu ấn sâu sắc lên những nhà tư tưởng của thế kỷ XX,
những người phản tỉnh suy tư về tồn sinh: Chestov, Heidegger, Jaspers, Sartre và
Camus.
Tồn sinh trở thành vấn đề (L’existence en question)
Trong nhật ký của mình, Kierkegaard cho chúng ta chứng từ về cuộc khủng
hoảng vốn nằm ở căn nguyên của thiên hướng ông: ý thức về sự bất cập của các
hệ thống (la conscience de l’insuffisance des systèmes) - dầu là hệ thống của
Kant hay của Hegel- và một thứ quốc giáo (une religion d’ État) đối diện với
những vấn đề nhức nhối của tồn sinh và hành động.
Suy nghĩ thật sâu xa, điều tôi thấy thiếu, đó là nhìn rõ nơi bản thân, để biết tôi
phải làm gì, chứ không phải là tôi phải biết gì, ngoại trừ trong mức độ mà tri thức
luôn phải đi trước hành động. Vấn đề là tìm hiểu sứ mệnh của tôi […] vấn đề là