TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1416

tìm ra một chân lý đích thực là chân lý cho tôi, là tìm ra một ý tưởng mà tôi muốn
sống và chết với ý tưởng đó. Và có ích gì cho tôi khi moi ra một ý tưởng gọi là
khách quan hay nhồi nhét đầy ắp trong đầu những hệ thống của các triết gia và để
có thể, nếu cần thì ôn tập lại chúng/ xét lại chúng; để có thể chỉ ra từ đó những
chỗ thiếu mạch lạc trong từng mỗi vấn đề; có ích gì cho tôi để có thể khai triển
một lý thuyết về Nhà Nước và với những chi tiết rút ra từ mọi nẻo, phối hợp
thành một toàn thể, xây dựng nên một thế giới mà ở đó, một lần nữa, tôi không
sống, và tôi sẽ chỉ là kẻ chỉ cho người khác?- có ích gì để có thể phát triển tầm
quan trọng của Cơ đốc giáo, có thể giải thích nhiều chi tiết đặc thù của nó, trong
khi mà, đối với tôi và với cuộc đời tôi nó chỉ có ý nghĩa bề mặt hời hợt? Và tôi
càng khéo léo trong thao tác đó và thấy nhiều người khác đồng hoá những sản
phẩm tư tưởng của tôi, thì vị thế của tôi lại càng đáng buồn, cũng hơi giống vị thế
của những bậc cha mẹ vì quá nghèo khó mà phải gửi con cái tứ tán khắp nơi, phó
mặc cho lòng thương của thiên hạ, để chúng may nhờ rủi chịu. Có ích gì cho tôi
một chân lý dựng đứng lên sừng sững, trần trụi và lạnh lùng, chẳng thèm bận tâm
tôi có thừa nhận cô nàng hay không, một nàng chân lý sản sinh ra cơn rùng mình
xao xuyến hơn là lòng tin cậy phó thác? Hẳn rồi, tôi không muốn phủ nhận điều
đó, tôi còn chấp nhận một mệnh lệnh của tri thức (un impératif de la
connaissance) và vì một mệnh lệnh như thế người ta có thể tác động lên những
con người (1) nhưng lúc đó tôi phải hấp thu sống nó, và bây giờ, trong mắt tôi,
chính điều đó mới là cái cốt yếu. Đó là cái mà tâm hồn tôi luôn khao khát, giống
như sa mạc Phi Châu chờ mong được hút nước vào. Đó là nỗi thiếu vắng lớn lao
của tôi.

Sošren KIERKEGAARD, Nhật ký, ngày 1 tháng 8, 1835.

1. Ám chỉ đến triết học Kant.

Don Juan, biểu tượng của giai đoạn biểu cảm (Don Juan, symbole du stade de
l’esthétique).

Quyển Ly tiếp đề (L’Alternative) hay còn mang tựa Hoặc là… hoặc là (Ou bien…
ou bien) là một trong những tác phẩm mà Kierkegaard dành cho lý thuyết về"
những giai đoạn trên con đường cuộc đời: thẩm mỹ (hay hiếu cảm), đạo đức và
tôn giáo. Nhân vật Don Juan hiện thân cho mối cám dỗ của giai đoạn hiếu cảm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.