TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1419

chứng nhân cho hành trình của cá nhân, vượt qua cái phổ quát, đạt đến chính
mình khi tìm gặp Thiên Chúa.

Cái đạo đức tự thân là cái phổ quát, và vì là phổ quát nó áp dụng cho mọi thời.
Nó nội tại thường hằng trong chính nó, nhưng nó là telos (mục đích) cho chính
nó, nhưng nó là telos cho mọi cái ở ngoài nó, và khi cái đạo đức đã hấp thu cái
mục đích này vào chính nó, nó không đi xa thêm nữa. Một cá thể biệt lập, có cảm
giác trực tiếp và cảm xúc trực tiếp, là cá thể có telos trong cái phổ quát, và nhiệm
vụ đạo đức của cá thể ấy luôn luôn là tự diễn tả mình trong điều này, huỷ diệt tính
riêng biệt của mình để trở thành cái phổ quát. Ngay khi cá thể tự khẳng định mình
trong tính riêng biệt của nó trước cái phổ quát, nó phạm tội, và chỉ với việc nhìn
nhận điều này, nó mới được hoà giải với cái phổ quát, cảm thấy một lực đẩy để tự
khẳng định mình như là một cà thể biệt lập, thì nó ở trong một thử thách tinh
thần, mà nó chỉ có thể thoát khỏi đó bằng việc hối cải trao hiến mình như một cá
thể trong cái phổ quát. Nếu đây là điều cao nhất có thể nói về con người, thì cái
đạo đức cũng có cùng bản chất như sự cứu rỗi vĩnh hằng của một người, đó là
telos vĩnh hằng của họ và của mọi thời, bởi vì sẽ là một mâu thuẫn nếu điều này
có thể được từ bỏ (nghĩa là tạm treo lửng vì một mục đích), bởi vì ngay khi nó
được tạm treo thì nó mất hăn, trong khi cái được treo thì không bị mất nhưng
được giữ lại trong cái cao hơn, đó là telos của nó.

Đức tin chính là cái nghịch lý này, đó là cá thể biệt lập cao hơn cái phổ quát -
nhưng xin bạn lưu ý, theo nghĩa là chuyển động này tự lặp lại, để sau khi đã ở
trong cái phổ quát, cái cá thể tự tách mình ra như là cao hơn cái phổ quát. Nếu
đây không phải là đức tin, thì Abraham đã thua, và đức tin từng có mặt trên thế
giới chính bởi vì nó luôn luôn có mặt. Bởi vì nếu cái đạo đức - nghĩa là đạo đức
xã hội - là cao nhất và nếu trong một người không còn sót lại một sự không thể
dò thấu theo nghĩa nó không phải là điều xấu (nghĩa là cá thể biệt lập, được diễn
tả trong cái khái quát), thì không cần thêm phạm trù nào khác ngoài phạm trù triết
học Hy Lạp đã có hay cái gì có thể diễn dịch từ chúng qua tư duy lô-gích. Lẽ ra
Hegel đã không được che giấu điều này, bởi vì dù sao ông đã từng học triết học
Hy Lạp.

Những người ít học và thích các kiểu nói sáo thường hay nói rằng ánh sáng chiếu
dọi trên thế giới Kito giáo, trong khi bóng tối bao trùm trên dân ngoại. Các kiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.