Những định nghĩa chân lý như trên là một cách diễn tả khác của đức tin. Không
có đánh liều, thì không có đức tin. Đức tin là một sự mâu thuẫn giữa niềm đam
mê vô tận của nội tâm với sự không chắc chắn khách quan. Nếu tôi có khả năng
hiểu biết Thiên Chúa một cách khách quan, tôi không có đức tin, nhưng vì tôi
không thể hiểu Thiên Chúa một cách khách quan, tôi phải có đức tin. Nếu tôi
muốn giữ vững đức tin, tôi phải liên tục để ý để giữ vững sự không chắc chắc
khách quan để dầu tôi đang "ở xa 70 ngàn dặm dưới biển" nhưng vẫn có đức tin.
Chính đề rằng tính chủ quan, tính nội tâm, là chân lý, chứa đựng sự khôn ngoan
của Socrates, giá trị vững bền của nó là chú ý tới ý nghĩa cơ bản của hiện hữu,
của việc người biết là một người đang hiện hữu. Chính ví thế, trong sự ngu dốt
của ông, Socrates ở trong chân lý theo nghĩa cao nhất trong dân ngoại. Để hiểu
rằng cái bất hạnh của tư tưởng lý thuyết chỉ đơn giản là nó luôn luôn quên mất
rằng người biết là một người đang hiện hữu, có thể đã là điều khá khó đối với
thời đại khách quan của chúng ta. "Nhưng đi vượt quá Socrates khi người ta đã
thậm chí không lãnh hội được phương pháp Socrates - ít ra đó không phải là
phương pháp Socrates".
Từ điểm này chúng ta hãy thử một phạm trù tư tưởng thực sự vượt quá. Đúng hay
sai không là điều quan hệ đối với tôi, vì tôi chỉ hư cấu trong tưởng tượng, nhưng
điều này cần phải có, đó là phương pháp Socrates được giả thiết trong đó, khiến ít
ra tôi không kết thúc sau Socrates một lần nữa.
Khi tính chủ quan, tính nội tâm là chân lý, thì chân lý, được định nghĩa khách
quan, là một nghịch lý; và việc chân lý là một nghịch lý khách quan cho thấy
chính xác rằng tính chủ quan là chân lý, vì tính khách quan thật sự đã rời xa, và
sự xa tránh tính khách quan, hay biểu hiện của sự xa tránh tính khách quan, là sự
kiên cường năng động của tính nội tâm. Nghịch lý và sự không chắc chắn khách
quan là sự diễn tả đối với niềm đam mê nội tâm là chân lý. Nói như thế tạm đủ về
phương pháp Socrates. Chân lý vĩnh hằng, cơ bản, nghĩa là, chân lý được liên kết
cơ bản với con người hiện hữu bằng cách thấm nhập cơ bản vào cái ý nghĩa của
hiện hữu (theo quan điểm Socrates, mọi tri thức khác đều là phụ thuộc, mức độ và
phạm vi của nó không quan trọng), là một nghịch lý. Tuy nhiên, chân lý vĩnh
hằng, cơ bản tự bản chất hoàn toàn không phải một nghịch lý, nhưng có là một
nghịch lý do sự liên hệ với một người đang hiện hữu. Sự ngu dốt kiểu Socrates là