một biểu hiện của sự không chắc chắn khách quan; tính nội tâm của con người
hiện hữu là chân lý.
Giá trị của phương pháp Socrates chính là ở chỗ nhấn mạnh rằng người biết là
một người hiện hữu và hiện hữu là điều cơ bản. Vượt quá Socrates bằng cách
không hiểu điều này và rồi xét xem liệu công thức có được thay đổi để người ta
có thể vượt quá Socrates hay không.
Nhưng tính chủ quan, tính nội tâm là chân lý; nếu không, chúng ta đã quên mất
giá trị của phương pháp Socrates. Nhưng khi việc rút lui khỏi hiện hữu để đi vào
vĩnh hằng bằng cách nhớ lại đã trở thành không thể thực hiện, thì với chân lý đối
diện với một người như một nghịch lý, trong sự lo âu về tội và đau khổ của tội,
với sự liều lĩnh của tính khách quan, thì không có cách diễn tả nào về tính nội tâm
mạnh hơn là - có đức tin. Nhưng không liều thì không có đức tin, thậm chí đức
tin Socrates, đừng nói chi loại đức tin chúng ta đang bàn ở đây.
Khi Socrates tin rằng có Thiên Chúa, ông kiên trì trong sự không chắc chắn
khách quan với tất cả sự đam mê của nội tâm, và đức tin chính là ở trong sự mâu
thuẫn này, ở trong sự liều lĩnh này. Bây giờ thì khác. Thay vì sự không chắc chắn
khách quan, ở đây có sự chắc chắn mà, nhìn một cách khách quan, nó là sự vô lý,
và sự vô lý này, khi được kiên trì trong đam mê của nội tâm, chính là đức tin.
Sánh với sự nghiêm túc của cái vô lý, sự ngu dốt kiểu Socrates chỉ là một trò đùa
dí dỏm, còn sánh với sức mạnh của đức tin, tính nội tâm hiện sinh của Socrates
cũng giống như sự lành đạm của người Hy Lạp.
Vậy cái vô lý là gì? Cái vô lý là sự thật vĩnh cửu đã trở thành hiện hữu trong thời
gian, rằng Thiên Chúa đã trở thành hiện hữu, đã sinh ra, lớn lên, v.v…, đã trở
thành hiện hữu giống như một con người, không phân biệt với mọi người khác.
Khi Socrates tin rằng Thiên Chúa hiên hữu, hẳn ông nhận thấy rằng khi con
đường không rõ rệt, thì có một sự phỏng chừng khách quan, ví dụ, sự quan sát
thiên nhiên, lịch sử thế giới, v.v… Công lao của ông chính là ở chỗ tránh con
đường này, nơi mà tiếng hát bí ẩn làm mê mẩn và ru ngủ con người hiện hữu.
Sánh với cái vô lý, sự phỏng chừng khách quan cũng giống như sách vở hài kịch
misforstaaelse paa Misforstaalse [Ngộ nhận tiếp nối Ngộ nhận], thường được
diễn bởi các phó giáo sư và các nhà tư tưởng lý thuyết