vong ở Paris, ở Bruxelles, rồi ở Luân Đôn. Trong những cuộc lưu đày đó, Karl
Marx gặp gỡ nhiều trí thức khác cũng là nạn nhân của một vụ liên minh thần
thánh, và ông cũng gặp những chiến sĩ công nhân, những người xã hội không
tưởng.
Ông phê phán quan niệm củ a Hegel về nhà nước như người hoà giải các đương
sự kinh tế. Tình trạng phóng thể (vong thân - l’aliénation) của những người sản
xuất trong những quan hệ lao động hiện đại chứng tỏ rằng mặc dù tham vọng của
Hegel muốn kết thúc triết học, song thực tại vẫn còn để suy nghĩ.
Marx kết giao với Engels một tình bạn tuyệt vời rất hiếm có: hai người viết chung
nhiều tác phẩm, sát cánh nhau trong đấu tranh cho lý tưởng, đồng cam cộng khổ
suốt cả cuộc đời. Họ cùng nhau lìa xa những gì còn là trừu tượng trong sự phê
phán tôn giáo của Feuerbach và những môn đệ Hegel cánh tả (quyển hệ tư tưởng
Đức) và Marx bác bỏ những giải pháp thuần ngôn từ về những mâu thuẫn với
Proudhon. (Sự khốn cùng của triết học - Misère de la philosophie - chống lại
quyển Triết học về sự khốn cùng -Philosophie de la misère của Proudhon).
Trước cảnh đời ngang trái vì sự đối kháng gay gắt giữa tình trạng khốn cùng của
đại đa số người lao động và sự xa hoa phè phỡn của thiểu số quyền thế, giàu có,
và trước sự áp bức, triết gia nhìn ra con đường tranh đấu. Hành động thực tiễn
cần có lý thuyết nhưng không phải qui vào lý thuyết vì hành động không chỉ đơn
thuần là áp dụng. Là người kích hoạt cho liên đoàn những người Cộng Sản (1847)
Marx đã thuyết phục được mọi người nhấp nhận tiếng gọi xung trận của ông: "Vô
sản tất cả các nước, hãy đoàn kết lại" - Ông soạn thảo tuyên ngôn đảng Cộng Sản
(1848).
Hành động và tư tưởng của ông sẽ tìm thấy chất liệu để tự điều chỉnh trong thất
bại của cách mạng từ 1848 đến 1851 (Những cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp,
ngày 18 tháng sương mù của Louis Bonaparte) nhân tường trình về những cuộc
đấu tranh kinh tế và chính trị.
Sau 1848, Marx khởi động cuộc tranh đấu lâu dài để thành lập đệ nhất quốc tế
liên đoàn lao động (1864) nối kết nỗ lực thống nhất giai cấp thợ thuyền và yêu
cầu sự sáng sủa mạch lạc trong phê phán lý thuyết mà Marx cho rằng có vẻ phòng