phải tiến hành một cuộc phê phán cách mạng, lật đổ chủ nghĩa duy tâm và vượt
qua tình trạng lực bất tòng tâm của chủ nghĩa duy vật trong phong trào Khai sáng
để suy tư về đặc tính của hành động con người trong thiên nhiên và trong lịch sử.
PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL (Critique de la
philosophie du droit de Hegel)
Đây là sự phê phán các đoạn văn từ 261-313 trong quyển Triết học pháp quyền
của Hegel. Đối với chàng Marx trẻ, sự giải phóng tôn giáo và chính trị chưa đội
vòng vương miện cho công cuộc giải phóng con người. Cuộc giải phóng này còn
đòi hỏi giải phóng xã hội, đấu tranh cách mạng và sự thấu hiểu lý thuyết về các
xã hội.
Một chủ nghĩa chống giáo đều từ nguyên tắc (Un antidogmatisme de principe).
Lý thuyết về lịch sử không phải là một học thuyết và nó không kêu gọi cuộc cải
giáo nào. Nó chỉ là tiến trình của ý thức về thực tiễn theo dòng những cuộc đấu
tranh.
Tôn giáo là ảo tưởng. Nhưng đâu là cái thế giới cần đến ảo tưởng? Sự tuyên
truyền vô thần còn nằm trên lãnh vực của chủ nghĩa giáo đều tôn giáo, khi đánh
đổ ý tưởng về Thượng Đế. Tiến trình phi phóng thể hoá (désaliénation) thực sự
phải đi qua lí thuyết xã hội và chính trị của sự sản sinh ra những phóng thể.
Chúng tôi không tự giới thiệu với bàn dân thiên hạ rằng chúng tôi là những nhà
lập thuyết với một nguyên lí mới: đây là chân lí, hãy quì gối trước nó! Chúng tôi
chỉ mang lại cho thế giới những nguyên lí mà chính thế giới đã phát triển trong
lòng nó. Chúng tôi không bảo nó: hãy để đấy, những cuộc đấu tranh của anh, đó
là những chuyện vô vị, nhảm nhí; chúng tôi sẽ hét to cho anh nghe lệnh xung trận
đích thực. Chúng tôi chỉ cho anh ta thấy tại sao anh ta chiến đấu đúng, và ý thức
về chính mình là cái mà anh ta phải chinh phục, dầu muốn hay không (1).
Karl MARX, Thư gửi Arnol Rouge (tháng 9, 1843)
1. Từ lâu thế giới có giấc mộng về một vật mà chỉ cần có ý thức rõ ràng để sở hữu
nó thật sự