8
Mọi đời sống xã hội cốt yếu là thực tiễn. Mọi huyền nhiệm mang lý thuyết hướng
về huyền học/ chủ nghĩa thần bí (le mysticisme), tìm thấy giải pháp thuần lý của
chúng trong thực tiễn con người và trong sự thấu hiểu thực tiễn này.
9
Tuyệt điểm mà chủ nghĩa duy vật trực quan (le matérialisme intuitif) (13) đạt đến
- nghĩa là chủ nghĩa duy vật không quan niệm cái khả giác (le sensible) như là
hoạt động thực tiễn, đó là trực quan về những cá nhân xét riêng rẽ, và về xã hội
dân sự (14).
10
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ là xã hội dân sự, quan điểm của chủ nghĩa
duy vật mới là xã hội nhân loại (la socie té humaine) hay nhân loại xã hội
(l’humanité sociale) (15).
11
Cho đến nay các triết gia chỉ làm cái việc giải thích thế giới một cách khác nhau;
bây giờ điều quan trọng là phải biến đổi thế giới. *
Karl MARX, "Những luận đề về Feuerbach", trong Étudesphilosophiques, t.47-
51.
1. Từ quan điểm của chủ thể tác động, cá nhân hay tập thể.
2. Hoạt động của tinh thần, theo Hegel.
3. Chính hoạt động này cũng thực sự tách biệt với tư tưởng.
4. "Lợi ích là nguyên lý tối thượng của Do thái giáo" (Feuerbach, Yếu tính của
Cơ đốc giáo, phần 1).
5. Cầu kỳ và nan giải.