Ở đây, chúng ta lại thấy sự phân công lao động đã gặp ở trên kia là một thế lực
chính của lịch sử. Sự phân công đó cũng biểu hiện trong giai cấp thống trị như là
sự phân công giữa lao động tinh thần và lao động vật chất, thành thử chúng ta sẽ
có hai hạng người trong nội bộ của chính giai cấp ấy. Những người này thì sẽ là
những nhà tư tưởng của giai cấp đó, những nhà tư tưởng tích cực có khả năng đạt
tới trình độ lý luận và bản chất chủ yếu của họ lấy việc xây dựng ảo tưởng của
giai cấp đó về bản thân mình làm nguồn mưu sinh chủ yếu, còn những người
khác thì sẽ có thái độ bị động và thụ động hơn trước những tư tưởng và ảo tưởng
đó, bởi vì họ là những thành viên thực sự tích cực của giai cấp đó và họ có ít thời
gian hơn để tự xây dựng cho mình những ảo tưởng và tư tưởng về bản thân họ.
Sự phân chia ấy bên trong giai cấp đó thậm chí có thể đưa tới một sự đối lập nào
đó và một sự chống đối nào giữa hai bộ phận đương đầu với nhau. Nhưng một
khi xảy ra một cuộc xung đột thực tiễn khi toàn bộ giai cấp bị đe doạ thì sự đối
lập ấy tự nó tiêu tan, trong khi đó thì người ta cũng thấy biến mất cái ảo tưởng
cho rằng những tư tưởng chiếm địa vị thống trị không phải là tư tưởng của giai
cấp thống trị, cho rằng những tư tưởng đó sẽ có một quyền lực khác với quyền
lực của giai cấp đó. Sự tồn tại của những tư tưởng cách mạng trong một thời đại
nhất định giả định là đã phải có một giai cấp cách mạng, và trên kia chúng ta đã
nói đến những điều cần thiết về những điều kiện tiền đề để sinh ra giai cấp cách
mạng đó.
Giả thử trong cách quan niệm tiến trình lịch sử, người ta tách rời những tư tưởng
của giai cấp thống trị đó và làm cho chúng thành những tư tưởng độc lập. Hãy
cho rằng người ta chỉ nắm lấy tình hình là những tư tưởng nào đó đã thống trị
trong một thời đại nào đó mà không chú ý đến những điều kiện sản xuất và người
sản xuất ra những tư tưởng đó và như vậy không kể đến những cá nhân và những
hoàn cảnh thế giới làm cơ sở cho những tư tưởng đó. Bấy giờ, người ta có thể nói
chẳng hạn rằng trong thời đại mà giai cấp quý tộc thống trị thì những khái niệm
về danh dự, trung thành v.v… chiếm địa vị thống trị và trong thời đại mà giai cấp
tư sản thống trị, thì những khái niệm bình đẳng, tự do v.v… chiếm địa vị thống
trị. Đó là điều mà bản thân giai cấp thống trị nghĩ như thế. Quan niệm về lịch sử
ấy chung cho mọi nhà sử học, đặc biệt là từ thế kỷ XVIII, về sau tất nhiên sẽ vấp
phải hiện tượng là những tư tưởng thống trị ngày càng trừu tượng thêm, nghĩa là
ngày càng mang hình thức phổ biến. Thật vậy, mỗi giai cấp mới nào thay thế giai