trong lịch sử và bấy giờ thì rất dễ đi đến chỗ từ những tư tưởng khác nhau đó trừu
tượng ra cái "Tư tưởng", nghĩa là cái Tư tưởng thuần tuý v.v… coi như yếu tố
thống trị trong lịch sử và bằng cách đó cũng rất dễ quan niệm tất cả những tư
tưởng và khái niệm cô lập đó như những cái "tự quy định" của Khái niệm đang
phát triển trong lịch sử. Cũng tất nhiên là sau đó người ta có thể đi tới chỗ suy tất
cả các quan hệ của con người ra từ khái niệm của con người. Của con người
tượng hình, của bản chất con người, nói tóm lại là của con Người: Triết học tư
biện đã làm như thế đấy. Chính Hegel cũng thừa nhận ở cuốn triết học lịch sử
rằng ông "chỉ nghiên cứu sự tiến triển của Khái niệm mà thôi" và ông đã tiêu biểu
cho "thần chính luận thật sự" trong lịch sử. Và bây giờ thì người ta có thể trở về
với những nhà lý luận, tư tưởng và triết học để đi tới kết quả là những nhà triết
học, những nhà tư tưởng với tư cách là nhà tư tưởng đều đã thống trị trong lịch sử
ở mọi thời đại - nghĩa là đi tới một kết quả mà Hegel đã trình bày như chúng ta
vừa nghiên cứu. Thực ra cái trò ảo thuật hòng căn cứ vào tài liệu lịch sử để chứng
minh rằng tinh thần là vô thượng (Stirner gọi là chế độ giáo quyền) không ngoài 3
thủ đoạn sau:
1. Cần tách những tư tưởng khỏi những con người - vì những lý do kinh nghiệm -
đang thống trị với tư cách là những cá nhân vật chất và trong những điều kiện
kinh nghiệm của bản thân những người đó, và do đó thừa nhận sự thống trị của
những tư tưởng trong lịch sử.
2. Phải đem lại một trật tự vào trong sự thống trị đó của tư tưởng, chứng minh
mối liên hệ thần bí giữa những tư tưởng thống trị kế tiếp nhau, và người ta đạt tới
chỗ đó bằng cách quan niệm chúng là những "sự tự quy định của khái niệm".
Việc những tư tưởng đó thực tế gắn liền với nhau bởi cơ sở kinh nghiệm của
chúng làm cho việc đó có thể tiến hành được, và lại được hiểu như là những tư
tưởng thuần tuý và giản đơn thì những tư tưởng đó sẽ trở thành những sự tự phân
hoá, những sự khác nhau mà bản thân Tư tưởng đẻ ra.
3. Để vứt bỏ cái vẻ thần bí của "khái niệm tự quy định" đó, người ta biến nó
thành một nhân vật tức "tự ý thức", hoặc để làm ra vẻ hoàn toàn duy vật, người ta
biến nó thành một loạt nhân vật tiêu biểu cho "khái niệm" trong lịch sử, tức là
những "nhà tư tưởng", "nhà triết học" là những kẻ được coi như là những người
làm ra lịch sử, như là "hội đồng những người gác vọng tiêu" như là những người