TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1470

Karl MARX và Friedrich ENGELS, Hệ tư tưởng Đức.

1. Tiếng Pháp: expression idéale/ idéelle.

2. Chẳng hạn nước Pháp ở thế kỷ XVIII. Tham chiếu Montesquieu (xem Louis
Althusser: Montefsquieu, chính trị và lịch sử).

3. Theo nghĩa tình trạng thực tế hay một chế độ đã được chế định sẵn (Tham
chiếu Thư gửi A.Ruge).

4. Trong Tư bản luận, Marx chỉ ra những lý do kinh tế cho quá trình toàn cầu hoá
của chủ nghĩa tư bản (mối lợi từ những thị trường mới)

5. Vấn đề quốc gia dân tộc được đặt ra, không phải bên cạnh, mà bên trong quá
trình này.

TƯ BẢN LUẬN (Le Capital) - 1867

"Phê phán kinh tế chính trị", đó là phụ đề của nó.

Tác phẩm dang dở, hãy còn mới chỉ là một khảo cứu nền tảng trong một dự án lý
thuyết tổng quát về sự vận hành của các xã hội. Lý thuyết về chính trị và về Nhà
nước mà người ta có thể lượm lặt ở đó lẽ ra phải được trình bày tiếp theo. Marx
viết:

"Những nhà kinh tế giải thích cho chúng ta, người ta sản xuất như thế nào trong
những quan hệ đã cho, những điều họ không giải thích cho chúng ta, đó là những
tương quan này được tạo ra như thế nào, nghĩa là quá trình vận động lịch sử đã
làm chúng sinh ra".

Tính chất bái vật của hàng hoá và điều bí ẩn của nó (le caractère fétiche de la
marchandise et son secret)

Những sản phẩm của lao động thoả mãn những nhu cầu. Nhưng giá trị sử dụng
của chúng (phẩm chất, tính tiện ích) không giải thích giá trị hàng hoá của chúng
(những số lượng rõ ràng). Chỉ trong sự trao đổi mới hiện ra tính chất chung của
chúng, đó là sự tiêu hao công sức con người để làm ra sản phẩm. Hình thức giá trị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.