TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1472

Thế thì tính chất bí ẩn của sản phẩm lao động khi sản phẩm ấy bắt đầu mang hình
thái hàng hoá, do đâu mà ra? Rõ ràng là do chính bản thân hình thái ấy.

Tính bình đẳng của các loại lao động khác nhau của con người lại mang hình thái
tính vật thể giống nhau của giá trị (a) của những sản phẩm lao động, thước đo các
chi phí về sức lao động của con người bằng độ dài của các chi phí ấy lại mang
hình thái đại lượng giá trị của các sản phẩm lao động, cuối cùng, những mối quan
hệ giữa những người sản xuất, trong đó những tính quy định xã hội của lao động
của họ được thực hiện, lại mang hình thái một quan hệ xã hội giữa các sản phẩm
lao động.

Do đó, tính chất bí ẩn của hình thái hàng hoá chỉ là ở chỗ: hình thái đó phản ánh
cho người ta thấy tính chất xã hội của lao động của bản thân họ như là một tính
chất vật thể của chính ngay những sản phẩm lao động, như là những thuộc tính xã
hội của các vật đó, do tự nhiên đem lại; nhờ sự quid pro pro [lấy cái nọ thay cái
kia] đó mà những sản phẩm lao động trở thành hàng hoá; thành những vật mà
người ta vừa có thể biết được lại vừa không thể biết được nhờ giác quan hay là
những vật xã hội (4). Tác động quang học mà một vật gây ra cho thần kinh thị
giác thì cũng vậy: người ta không cảm xúc thấy đó là một sự kích thích chủ quan
của bản thân thần kinh thị giác mà là một hình thù khách quan của một vật ở
ngoài con mắt. Nhưng trong thị giác thì ánh sáng đã thực sự được một vật, một
vật thể bên ngoài, chiếu vào một vật khác tức là con mắt. Đó là một quan hệ vật
lý giữa các vật vật lý. Nhưng hình thái hàng hoá và quan hệ giá trị giữa các sản
phẩm lao động trong đó nó được biểu hiện ra, thì tuyệt nhiên không có gì giống
với bản chất vật lý của chúng và những quan hệ bắt nguồn từ bản chất vật lý đó
của chúng cả (5). Đó chỉ là một quan hệ xã hội nhất định của chính con người,
nhưng dưới con mắt của họ thì quan hệ ấy lại mang cái hình thái kỳ ảo của mối
quan hệ giữa các vật. Muốn tìm được một thí dụ tương tự với hiện tượng đó,
chúng ta phải đi vào cõi mây mờ của thế giới tôn giáo. Trong cái cõi ấy, các sản
phẩm của bộ óc con người, thể hiện ra thành những sinh vật độc lập, có cuộc
sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa
chúng với nhau. Trong thế giới hàng hoá, các sản phẩm do bàn tay con người làm
ra cũng thế (6). Tôi gọi cái đó là tính chất bái vật (le fétichisme) gắn liền với các
sản phẩm lao động khi những sản phẩm này được sản xuất với tư cách là hàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.