hoá, và do đó, tính bái vật ấy không thể tách rời khỏi phương thức sản xuất hàng
hoá được (7).
Như sự phân tích trên đây đã chỉ rõ, tính chất bái vật ấy của thế giới hàng hoá là
do tính chất xã hội độc đáo của thứ lao động sản xuất hàng hoá đẻ ra.
Nói chung, các sản phẩm tiêu dùng trở thành hàng hoá chỉ vì chúng là sản phẩm
của những lao động tư nhân được tiến hành một cách độc lập với nhau. Tổng thể
các lao động tư nhân ấy cấu thành toàn bộ lao động xã hội. Vì về mặt xã hội,
những người sản xuất chỉ tiếp xúc với nhau qua việc trao đổi sản phẩm lao động
của họ, cho nên tính chất xã hội đặc biệt của lao động tư nhân của họ chỉ thể hiện
ra trong phạm vi sự trao đổi ấy mà thôi. Nói một cách khác, các lao động tư nhân
chỉ thực tế biểu hiện thành những mắt xích của toàn bộ lao động xã hội là nhờ
những mối quan hệ mà sự trao đổi đã xác lập giữa các sản phẩm lao động với
nhau và thông qua các sản phẩm đó, là giữa những người sản xuất với nhau. Vì
vậy, đối với những người này, những quan hệ xã hội giữa các lao động tư nhân
của họ trên thực tế như thế nào thì chúng thể hiện ra như thế ấy, nghĩa là không
phải thể hiện thành những quan hệ xã hội trực tiếp giữa bản thân những con
người với nhau trong lao động của họ, mà trái lại, lại thể hiện thành những quan
hệ vật thể giữa người ta với nhau, và thành những quan hệ xã hội giữa vật với vật
…
Karl MARX, Tư bản luận, Q.I, tập 1 (1867)
1. Giá trị sử dụng.
2. Cái bùa mê của nó (son sortilège).
3. "Khoa kinh tế chính trị cổ điển không bao giờ phân biệt rõ ràng và hiển ngôn,
lao động được biểu thị trong giá trị và cùng lao động đó được biểu thị trong giá
trị sử dụng của sản phẩm" (Chú thích của Marx).
4. Cốt yếu được tạo thành từ những tương quan xã hội.
5. Bí ẩn của thị kiến không nằm trong hình ảnh. Cũng thế bí ẩn của hàng hoá
không nằm trong đối vật_sản phẩm.