6. Vì giá trị là một tương quan xã hội ẩn tàng dưới vỏ bọc của những đồ vật.
7. "Hình thái hàng hoá của sản phẩm và hình thái tiền tệ của hàng hoá che dấu sự
giao dịch", nghĩa là tương quan xã hội.
8. Giá trị trao đổi, để phân biệt với giá trị sử dụng.
TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN
(Manifeste du Parti Communiste - 1848)
Cuối năm 1847, liên đoàn những người Cộng sản uỷ thác cho Marx và Engels
việc thảo ra bản tuyên ngôn nhằm mục đích "lật đổ giai cấp tư sản, đưa giai cấp
vô sản lên nắm quyền, xoá bỏ xã hội tư sản cũ và thành lập một xã hội mới không
giai cấp, không có quyền tư hữu".
Theo cách dùng của thời đó, từ "parti" dùng để chỉ một trào lưu chính kiến hơn là
một tổ chức chính trị, một ý nghĩa thủ đắc vào cuối những năm 1860. nhưng
Marx cũng đã nhấn mạnh: "Việc giải phóng giai cấp công nhân phải là công trình
của chính giai cấp công nhân".
Từ "chủ nghĩa Cộng sản" đã được chọn để phân định giới tuyến giữa chủ nghĩa
Cộng sản với những chủ nghĩa xã hội không tưởng (les socialismes utopiques)
như của Robert Owen, Charles Fourier… Sự xuất hiện của Tuyên ngôn báo bão,
vang rền như sấm sét này vào tháng giêng năm 1848 đồng thời với những cuộc
cách mạng nổ ra liên tiếp vào thời điểm đó ở châu Âu.
Lịch sử của mọi xã hội tồn tại cho đến nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai
cấp.
Người tự do và kẻ nô lệ, con nhà dòng dõi quý tộc và người bình dân, chủ đất và
nông nô, chủ nhân phường hội và người làm thuê, nói tóm lại là người áp bức và
kẻ bị áp bức, đại diện cho sự đối lập liên tục với nhau, xúc tiến một cuộc đấu
tranh liên tục lúc ẩn giấu, lúc công khai, một cuộc đấu tranh mà mỗi lần kết thúc,
hoặc trong sự cải tổ cách mạng xã hội nói chung, hoặc trong sự đổ nát chung của
các tầng lớp đấu tranh.