TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1488

định ý thức của họ. Ở một giai đoạn phát triển nhất định của họ, các lực lượng
sản xuất vật chất trong xã hội xung đột với các quan hệ sản xuất hiện hữu, hay
với các quan hệ tư sản mà trước kia họ đã từng hoạt động trong đó. Từ những
hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, các mối quan hệ này đổi thành
xiềng xích của họ. Rồi đến thời kỳ cách mạng xã hội. Với sự thay đổi nền tảng
kinh tế, toàn thể kiến trúc thượng tầng bao la được biến đổi một cách mau lẹ
nhiều hay ít. Khi xem xét sự biến đổi này, cần luôn luôn phân biệt giữa sự biến
đổi vật chất của các điều kiện kinh tế của sản xuất, là những cái có thể được quyết
định với sự chính xác của khoa học tự nhiên, với sự biến đổi pháp lý, chính trị,
tôn giáo, thẩm mỹ hay triết học - nói tóm là những hình thức ý thức về sự xung
đột này và đấu tranh với nó. Cũng như ý kiến của chúng ta về một cá nhân không
dựa trên những gì cá nhân ấy nghĩ về chính họ, thì cũng thế, chúng ta không thể
phán đoán về một thời kỳ biến đổi như thế dựa trên ý thức của chính nó; ngược
lại, ý thức này phải được cắt nghĩa từ những mâu thuẫn của đời sống vật chất, từ
sự xung đột hiện hữu giữa các lực lượng xã hội của sản xuất và các quan hệ sản
xuất. Không một trật tự xã hội nào biến mất trước khi mọi lực lượng sản xuất
trong đó đã được phát triển; và những mối quan hệ sản xuất mới cao hơn không
bao giờ xuất hiện trước khi các điều kiện vật chất của sự hiện hữu của chúng đã
chín muồi trong lòng xã hội cũ. Vì vậy, loài người luôn luôn chỉ nêu lên những
vấn đề mà nó có thể giải quyết; bởi vì, khi nhìn vấn đề kỹ hơn, chúng ta sẽ luôn
luôn thấy rằng vấn đề tự nó chỉ xuất hiện khi các điều kiện vật chất cần thiết để
giải quyết nó đã tồn tại hay ít là đang trong tiến trình hình thành. Một cách khái
quát chúng ta có thể gọi các phương pháp sản xuất tư sản của châu Á, thời cổ,
thời phong kiến, và thời cận đại như là rất nhiều thời kỳ khác nhau trong tiến
trình hình thành kinh tế xã hội. Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối
kháng cuối cùng của tiến trình sản xuất xã hội - đối kháng không chỉ theo nghĩa
đối kháng cá nhân, nhưng theo nghĩa đối kháng phát sinh từ những điều kiện
xung quanh đời sống của các cá nhân trong xã hội; đồng thời các lực lượng sản
xuất phát triển trong lòng xã hội tư sản cũng tạo ra những điều kiện để giải quyết
sự đối kháng ấy. Vì vậy sự hình thành xã hội này tạo thành chương kết thúc giai
đoạn tiền sử của xã hội loài người.

Karl MARX, Góp phần phê phán kinh tế chính trị.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử (Le Matérialisme historique).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.