1. Khẳng định theo đó chỉ có hệ thống tư tưởng là thật và đó là sự tự phát triển
của ý niệm.
2. 1845 - 1846, Thánh Gia, Hệ tư tưởng Đức.
3. Giữa 1863 và 1867.
4. Triết gia của Do thái giáo và trào lưu khai sáng (1729 - 1786)
5. Tư bản luận, Q.I, ch.I -III.
6. Xin xem những từ này trong "Những luận đề về Feuerbach".
CHỐNG DHRING (Anti- Dhring - 1878).
Chống lại những lý thuyết của Eugen Dhring mà ảnh hưởng trong Đảng xã hội -
Dân chủ Đức làm ông lo ngại, Friedrich Engels phát biểu theo cách của mình
những khám phá của Marx được tập hợp dưới tên gọi "quan niệm duy vật về lịch
sử" (conception matérialiste de l’histoire) đoạn tuyệt với những triết học về lịch
sử và lồng vào trong trào lưu hiện đại hoá của tư tưởng khoa học tiếp theo sau
thời Khai sáng.
Biện chứng pháp: sinh thành và tác động hỗ tương (La dialectique: devenir et
action réciproque)
Yếu tính của một sự vật không phải là danh sách những đặc tính xác định hằng
tính của vật ấy. Nó là mối mâu thuẫn thực sự, tương quan giữa đồng nhất tính và
đối tính của nó, tạo nên động cơ vật chất của sinh thành. Như thế mọi vật không
chỉ được nối kết với nhau từ bên ngoài mà thuộc về tác động hỗ tương phổ quát.
Tính thống nhất của thế giới do ở tính vật chất của nó ( l’unité du monde consiste
en sa matérialité).
Đối với nhà siêu hình học (1) những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư
tưởng - những khái niệm - là những đối tượng nghiên cứu tách biệt, cần được
xem xét cái này sau cái kia và cái này mà không cái kia, những khái niệm cố
định, cứng nhắc, được tạo ra một lần là xong. Ông ta chỉ suy tư bằng những phản
đề không có từ trung gian: ông ta nói phải, phải, sai, sai; còn cái gì vượt qua