TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1493

giới, thì chúng hoà tan vào nhau trong tầm nhìn về tác động hỗ tương phổ quát, ở
đó các nguyên nhân và các hiệu quả liên tục hoán đổi cho nhau, ở đó cái gì hiện
nay hay ở đây là hiệu quả, thì lại trở thành nguyên nhân ở nơi khác hay sau đó, và
ngược lại.

Friedrich ENGELS, Chống Dhring.

1. Ở đây hãy hiểu là mọi nhà tư tưởng bám trụ vào lôgích học đồng nhất.

2. Theo lôgích học đồng nhất, sự mâu thuẫn là một sai lầm tinh thần hay ngôn
ngữ cần phải loại trừ.

3. Giữa cái sống động và cái bất động.

4. Ở đây theo nghĩa mâu thuẫn biện chứng, xung đột giữa những lực hay những
mặt đối lập.

BIỆN CHỨNG CỦA THIÊN NHIÊN (Dialectique de la Nature - 1874-1886)

Những bản thảo của Engels được soạn ra khi gặp gỡ Marx và rồi lại bị bỏ dở sau
khi Marx chết vì có nhiều việc khẩn cấp hơn. Đó là một cái nhìn tổng quan về
những tiến bộ khoa học và lịch sử của những kết quả khoa học. Quan niệm duy
vật và biện chứng về tri thức có thể đưa đến một hữu thể học (ontologie) hay
không hay điều đó là bất tương dung (incompatible) với chính sự phê phán hệ tư
tưởng của nó.

Biện Chứng

Trình bày tính chất chung của phép biện chứng với tính cách là khoa học về sự
liên hệ, đối lập với siêu hình học.

Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà
người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải
là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch
sử ấy cũng như là của bản thân tư duy. Về thực chất, các quy luật ấy quy lại thành
ba quy luật sau đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.