về chất lượng thì sự biến đổi ấy phải do một sự biến đổi tương ứng về số lượng
quyết định.
Trong vật lý học, người ta coi các vật thể là những cái gì không biến hoá hoặc
không khác biệt về mặt hoá học; ở đây, chúng ta có những sự biến hoá của trạng
thái phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của vận động, sự biến đổi
này trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm cho các phân
tử hoạt động. Ở đây, mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là kết quả
của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới hình thức
nào - cố hữu của vật thể ấy hoặc được truyền cho vật thể ấy.
Ví dụ như nhiệt độ của nước, thoạt tiên không có ảnh hưởng gì mấy đến trạng
thái lỏng của nó; nhưng nếu người ta tăng hoặc giảm nhiệt độ của chất nước lỏng,
thì sẽ tới một điểm mà trạng thái kết hợp của nó sẽ biến đổi mà nước sẽ biến
thành hơi hoặc nước đá (Hegel: Bách khoa tự điển, Toàn tập, quyển VI, tr.217).
Ví dụ nhu cầu phải có một cường độ dòng điện tối thiểu nhất định để đốt sáng
dây bạch kim của đèn điện; ví dụ như mỗi kim loại có độ cháy sáng và nóng chảy
của nó; ví dụ một chất lỏng có một điểm động đặc và một điểm sôi nhất định ở
một áp lực nhất định - chỉ cần chúng ta dùng những phương tiện của chúng ta để
tạo ra những nhiệt độ tương đương; cuối cùng, ví dụ là mỗi chất khí cũng có một
điểm tới hạn ở điểm này áp suất và sự làm lạnh sẽ biến thể khí thành thể lỏng.
Nói tóm lại những cái mà người ta gọi là hằng số vật lý học thì phần nhiều là chỉ
những điểm nút, ở những điểm ấy chỉ cần đem thêm vào hoặc bớt đi một số
lượng vận động, thì biến đổi được trạng thái của vật thể về chất, cho nên ở những
điểm ấy, lượng đổi thành chất.
Nhưng lĩnh vực mà trong đó quy luật tự nhiên do Hegel phát hiện ra đã thành
công một cách kỳ diệu nhất, chính là lĩnh vực hoá học. Người ta có thể gọi hoá
học là khoa học của sự biến đổi về chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi về
thành phần số lượng. Điều đó bản thân Hegel cũng đã biết (Lôgích học, Toàn tập,
III, tr.433). Hãy lấy ôxy chẳng hạn: nếu không phải là hai nguyên tử như thường
lệ, mà ba nguyên tử kết hợp với nhau để thành một phân tử thì chúng ta có chất
ôzôn, là một chất có mùi vị và tác dụng khác hẳn với chất ôxy thường. Ấy là chưa
nói đến cái tỷ lệ khác nhau trong đó ôxy hoá hợp với ni-tơ hoặc với lưu huỳnh,