lượng C, H, O như nhau trong một phân tử, nhưng lại khác nhau về chất lượng.
Chúng ta lại còn có bao nhiêu chất đồng phân. Ví dụ như trong dãy pa-ra-phin,
C4H10 có hai đồng phân, C5H12 có ba, đối với các hợp chất cao cấp, số lượng
các chất đồng phân tăng lên rất nhanh. Thế là ở đây cũng vậy, số lượng nguyên tử
trong phân tử quy định khả năng tồn tại và, - trong chừng mực điều đó được thực
nghiệm xác minh - sự tồn tại thực sự của những chất đồng phân khác nhau về
chất.
Còn hơn thế nữa, từ tính chất giống nhau của các vật thể, mà chúng ta đã biết
trong mỗi dãy, chúng ta còn có thể rút ra được những kết luận về thuộc tính vật lý
của các hợp chất trong dãy mà chúng ta chưa biết, nhất là của các hợp chất tiếp
theo ngay sau các hợp chất đã biết, chúng ta có thể đoán trước được các thuộc
tính ấy, điểm sôi, v.v… với một mức độ khá chắc chắn.
Cuối cùng là quy luật của Hegel không những chỉ có giá trị đối với các hợp chất
mà còn có giá trị ngay cả đối với các nguyên tố hoá học nữa. Bây giờ thì chúng ta
đã biết rằng "những thuộc tính hoá học của các nguyên tố là một hàm số chu kỳ
của trọng lượng nguyên tử của các nguyên tố đó" (Rô-xcô Soóc-lem-me: Giáo
trình đầy đủ về hoá học, q.II, tr.823), do đó chất lượng của các chất ấy là do số
nguyên tử lượng của các chất ấy quyết định. Điều đó đã được xác minh một cách
huy hoàng, Men-đê-lê-ép đã chứng minh rằng trong các dãy nguyên tố đồng
nhóm sắp xếp theo thứ tự nguyên tử lượng tăng dần, người ta thấy có nhiều chỗ
trống, như vậy chứng tỏ rằng ở các nơi đó, có những nguyên tố mới còn phải tìm
ra. Ông đã mô tả trước thuộc tính hoá học chung của một nguyên tố chưa biết đó
mà ông gọi là Ê-ca-nhôm vì nguyên tố này tiếp theo nhôm trong nhóm mà nhôm
là chất đứng đầu, và ông đã dự đoán tỷ trọng và trọng lượng nguyên tử cũng như
thể tích nguyên tử của chất đó. Cách mấy năm sau, Lơ-cốc đờ Boa-bô-đơ-ran đã
thực tế tìm ra nguyên tố đó và các lời tiên đoán của Men-đê-lê-ép đã được chứng
thực là đúng, với một vài sự chênh lệch rất nhỏ. Chất Ê-ca-nhôm chính là chất ga-
li. Nhờ áp dụng - một cách không có ý thức - quy luật của Hegel về sự sự chuyển
hoá lượng thành chất, Men-đê-lê-ép đã hoàn thành một kỳ công khoa học có thể
tự hào đứng ngang hàng với kỳ công của Lơ-ve-ri-ê khi ông tính ra quỹ đạo của
hành tinh Hải vương mà người ta chưa biết*.