2. Một trong những định nghĩa về chủ nghĩa Cộng sản.
3. Chủ thể người không phải là khởi đầu cũng không phải là cùng đích của lịch
sử. Nhưng sự phát triển của nó xuyên qua lịch sử như một khuynh hướng.
LACHELIER
(1832-1918)
Tư tưởng rất nghiêm xác nhưng cách diễn đạt rất mực thước, trung dung, Jules
Lachelier một thời gian dài giữ chức Tổng Thanh tra Khoa triết học, đã suy niệm
lâu dài và sâu sắc triết học Kant và nghiền ngẫm suy tư trở lại. Ông giảng dạy
một thứ chủ nghĩa duy tâm riêng gắn liền với một phương pháp riêng: phương
pháp phân tích phản tư (La méthode d’ analyse réflexive). Tác phẩm của ông chủ
yếu được khắc hoạ trong hai bản văn chính: Luận án tiến si, Về nền tảng của quy
nạp pháp (1871) và luận văn Tâm lý học và Siêu hình học ra mắt vào tháng năm
1885 trong Tập san Triết học (Revue Philosophique). Mặc dầu viết ít nhưng
Lachelier đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ độc đáo sắc bén, đặc biệt là
Những nhận định về cuộc đánh cá của Pascal (1901).
VỀ NỀN TẢNG CỦA QUI NẠP PHÁP. (Du Fondement de L’ Induction) - 1871.
Vấn đề nền tảng của qui nạp pháp, đề tài trong luận án của Lachelier, là một vấn
đề cổ điển. Dựa trên nguyên lý nào mà tinh thần tự cho phép rút ra từ một thí
nghiệm tất yếu là manh mún, một kết luận tất yếu và phổ quát, một định luật
chung? Và trước tiên làm thế nào nhận ra những nguyên lý này? Lachelier trả lời:
Những nguyên lý được lãnh hội bởi sự phản tư (Kant)
Những nguyên lý có tính song trùng, nguyên lý cứu cánh phải bổ sung cho
nguyên lý nhân quả.
Nhân quả và cứu cánh (Causalité et finalité)
Trong tác phẩm bàn về qui nạp pháp, Jules Lachelier quyết tâm chỉ ra rằng
nguyên lý tất định (Le principe du déterminisme) không đủ để biện minh cho sự
quá độ lên định luật. Thật ra là nguyên lý cứu cánh đã được hàm tàng trong đó.