TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1504

vật đồng loại sinh ra vật đồng loại, cố nhiên chúng ta giả thiết, theo một nguyên
lý nào đó, rằng mọi điều kiện ấy quả thật được quy tụ, ít ra cũng trong nhiều
trường hợp. Nguyên lý thứ nhì ấy, có thể nói rằng Claude Bernard đã nhân cách
hoá nó, trong sinh lý học, dưới danh hiệu là ý tưởng hướng dẫn hay ý tưởng cơ
thể: nhưng hình như đối với khoa học nghiên cứu các vật vô cơ, nó cần thiết cũng
bằng đối với hoá học về các vật hữu cơ. Thực vậy, không có một định luật hoá
học nào lại không giả thiết sự can thiệp của những hiện tượng bất khả giác mà
chúng ta tuyệt nhiên không biết cơ cấu, vào những hiện tượng khả giác mà định
luật ấy phát biểu mối tương quan; và tin tưởng rằng cơ cấu ấy luôn luôn có tác
dụng gây ra những kết quả đồng nhất, tức là chấp nhận rằng trong thiên nhiên có
một nguyên lý trật tự nhằm việc bảo tồn, có thể nói thế, những loài hoá vật cũng
như những loài sinh vật. Vậy quan niệm về những định luật của thiên nhiên, từ
một ít định luật đơn giản, hình như căn cứ vào hai nguyên lý khác biệt: một
nguyên lý tạo thành các loạt sự kiện trong đó sự kiện trước tất gây ra sự kiện sau;
một nguyên lý khác tạo thành các hệ thống trong đó ý tưởng về toàn thể quyết
định sự hiện hữu của các phần. Thế mà một hiện tượng xảy ra trước và quyết định
một hiện tượng khác thời nào cũng được người ta gọi là một hiệu nhân, và theo
Kant(2), một toàn thể nào quyết định sự hiện hữu của các phần trong chính toàn
thể ấy là định nghĩa chân chính của nguyên nhân cứu cánh: tóm lại, người ta có
thể nói rằng phép quy nạp có thể thiết lập được là căn cứ vào hai nguyên lý,
nguyên lý về những nguyên nhân hữu hiệu và nguyên lý về những nguyên nhân
cứu cánh.

JULES LACHELIER, Về nền tảng của quy nạp pháp

1. Chỉ Claude Bernard, trong quyển Nhập môn nghiên cứu y khoa thực nghiệm
(Introduction à L’ étude de la médecine expérimentale), phần 2, ch. 1, đoạn 5.

2. Một sản phẩm của thiên nhiên, như Kant đã nói, là sản phẩm "Trong đó tất cả
đều là phương tiện và cứu cánh một cánh hỗ tương". Vì thế, nơi đó, mỗi phần chỉ
hiện hữu nhờ mọi phần khác, vậy cũng có thể được quan niệm "như hiện hữu cho
các phần khác và cho toàn thể". Một sản phẩm như thế, với tư cách là vật hữu cơ
và tự hữu cơ hoá, có thể "gọi là một cứu cánh của thiên nhiên". (Phê phán khả
năng phán đoán, Phần thứ nhì, tiết I, *65&66).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.