thức khả cảm; nó chỉ khác ở chỗ nó hoán đổi những trạng thái chủ quan đơn giản
thành những sự kiện và những hữu thể tồn tại nơi chính chúng và cho mọi tinh
thần: nó là ý thức, không phải về những sự vật, mà về chân lý hay sự tồn tại của
những sự vật. Đối với chúng tôi, không có tồn tại nào mà lại thiếu tác động của
một tư tưởng biết nó và khẳng định nó; nơi chúng ta không có tư tưởng nào mà
lại không phải là tri thức và sự khẳng định về một tồn tại (1). Nhưng tồn tại của
một vật là gì, trong tư cách tách biệt với chính vật đó? Chúng ta muốn nói gì khi
chúng ta nói, về một trạng thái nội tâm hay một đối vật ở bên ngoài, rằng nó đang
tồn tại và không chỉ đang tồn tại mà nó còn đã tồn tại và ngay cả rằng sẽ tồn tại…
Như thế cái mà chúng ta gọi là chân lý hay tồn tại, phân biệt với những dữ kiện
của ý thức khả cảm (La conscience sensible) (2), không phải như một sự kiện
phân biệt với một sự kiện khác, nhưng như là quyền, một cách thế tổng quát,
phân biệt với sự kiện: cái đang tồn tại, đối với chúng ta, không phải là cái chúng
ta cảm nhận và cái chúng ta tri giác, lại càng ít hơn là cái gì ở bên ngoài những
cảm giác và những tri giác của chúng ta; đó là cái mà chúng ta phải - do vì những
định luật của thiên nhiên và của ý thức - trí giác và cảm nhận. Nhưng làm thế nào
mà chúng ta biết rằng chúng ta phải cảm nhận hay tri giác vật này hơn là vật kia?
Tại sao một chuỗi kế tiếp những sự kiện nào đó đối với chúng ta có vẻ là chính
đáng và, do vậy, là đúng, trong khi một chuỗi khác đối với chúng ta dường như là
không chính đáng và, do vậy, là sai? Kinh nghiệm (3) rất có thể dạy cho chúng ta
rằng một vài chuỗi sự kiện thường lặp lại hơn là một vài chuỗi khác và do đó
thiết lập, giữa lúc thức tỉnh và lúc nằm mộng, một sự phân biệt thực tế; nhưng nó
không thể trả lời cho chúng ta rằng lúc tỉnh thức lại chẳng phải là cơn mộng khác,
có tính liên tục hơn và bền vững hơn; kinh nghiệm không thể chuyển đổi điều cứ
thực thành điều cứ lý, bởi nó chỉ được tạo thành bởi những sự kiện và không có
bất kì cái nào trong những sự kiện này, nó mang nơi chính mình, hơn là mọi cái
khác, tính chất cứ lý. Vậy là ý thức trí tuệ (La conscience intellectuelle) phải rút
ra từ chính nó cái ánh sáng không thể vọt ra từ ý thức khả cảm (La conscience
sensible); hẳn là phải có nơi chúng ta, trước mọi kinh nghiệm, một hữu thể nó
đương nhiên tồn tại, một thứ linh tượng (esse idéal) nói như Platon, mà đối với
chúng ta nó là kiểu mẫu và thước đo của hữu thể đang tồn tại. Chính ý tưởng này
mới là, và chỉ duy nó mới có thể là chủ thể (4) của tri thức bởi nó chẳng phải là
một sự vật, mà là chân lý tiên nghiệm (La vérité a priori) của một vật, và tri thức