TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1505

TÂM LÝ HỌC VÀ SIÊU HÌNH HỌC (Psychologic et Métaphysiqque - 1885)

Luận văn này, với tầm cỡ khiêm tốn, không vì thế mà kém là sự diễn tả hoàn hảo
cho chủ nghĩa duy tâm của Lachelier. Việc nghiên cứu những tương quan giữa
tâm lý học với siêu hình học tạo thành mối quan tâm chính của các triết gia duy
linh (spiritualistes). Nhưng nếu Lachelier không cảm thấy hài lòng với thứ tâm lý
học khách quan (La psychologie objective) của các nhà bác học, thì ông cũng
chẳng thoả mãn chút nào với loại tâm lý học chiết trung (La psychologie
éclectique) của Victor Cousin mà họ bác bỏ.

Sự phân tích phản tư (L’ analyse réflexive) cho phép chúng ta đạt tới đằng sau ý
thức khả cảm, ý thức trí tuệ, tư tưởng thuần tuý, ý tưởng tự sản sinh. "Lãnh vực
của nhà tâm lý là ý thức khả cảm, ý thức này chỉ biết về tư tưởng qua ánh sáng
mà nó chiếu dọi lên cảm giác; còn khoa học về tư tưởng nơi chính tư tưởng, về
ánh sáng từ suối nguồn kia, là siêu hình học".

Tri thức thực sự và tính ngẫu phát tuyệt đối của tinh thần (La connaissance vraie
et la spontanéité absolue de L’ esprit)

Có những ý tưởng hướng đạo điều phối những chuỗi nguyên nhân và chủ trì cuộc
sáng hoá các hữu thể. Nhưng chủ nghĩa duy tâm thực sự thôi thúc chúng ta tiến
thêm một bước nữa.

Chúng ta có ý chỉ cái gì khi chúng ta nói về một tình trạng hay về một sự vật rằng
nó hiện hữu, tức là nó có thật? Rằng có một ý tưởng sự vật, về cái gì mà sự vật ấy
phải là, không phải rằng chúng ta nắm bắt một sự vật nào đó; rằng chỉ ý tưởng là
chủ thể của tri thức, chứ không phải đối tượng; rằng tri thức chỉ là ý thức rằng
chân lý tự lãnh hội nó bằng cách nhận ra trong những sự vật chúng thực hiện nó.
Ý tưởng nó cho phép phán đoán dữ kiện thì không thể được tặng dữ: nó phải
được tạo ra trong chúng ta, tinh thần chúng ta phải là một "biện chứng pháp sống
động". Phép lạ của thiên nhiên đó là sự sản xuất tự do các ý tưởng.

Tri thức không phải là một tác động bên ngoài máy móc mà một hữu thể có thể
thực thi trên một chủ thể khác: để biết một vật, thì một cách nào đó, phải là chính
vật đó, và để làm như thế, trước tiên chính mình phải không vì thế mà là vật khác.
Vậy là tư tưởng, về phương diện số lượng (numériquement) là đồng nhất với ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.